Vùng cam sành đặc sản tỉnh Hà Giang chủ yếu tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên với gần 5.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm trên 20 ngàn tấn quả. Tuy nhiên, việc cam chín tập trung cộng với địa hình vận chuyển khó khăn đã gây trở ngại lớn như thối rụng, khó tiêu thụ, rớt giá.
Do Bộ môn Công nghệ lương thực và thực phẩm của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu bằng chất oxy hóa mạnh KMnO4 trong môi trường HCl loãng vừa có tác dụng chấm dứt các quá trình sinh lý của tế bào củ, khử chất sinh màu để tránh sự oxy hóa tự nhiên gây hiện tượng chạy nhựa, diệt phần lớn các giống vi sinh vật nhiễm vào củ từ đất và khi chuyên chở, vừa có tác dụng bóc vỏ cùi khi chế biến nếu cần thiết. Mặt khác còn gây biến tính nhẹ tinh bột tạo điều kiện thuận lợi để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm.
Trước thềm hội nhập WTO thì sản xuất an toàn theo hướng GAP (Good Agricultural Practice) là yếu tố rất cần thiết trong sự phát triển nông nghiệp VN. Sản xuất rau an toàn theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra phải đảm bảo 3 yêu cầu:+ An toàn cho môi trường, + An toàn cho người sản xuất và + An toàn cho người tiêu dùng.
Lần đầu tiên ở Việt Nam vụ lạc Thu Đông đã được gieo trồng thành công. Đó cũng là thành công bước đầu của Dự án KC.06.DA.II.NN. “Trước đây, ở nước ta chỉ có 1 vụ lạc Xuân làm thương phẩm; và vụ Hè Thu làm giống. Việc hoàn thiện công nghệ sản xuất lạc trong vụ Thu Đông sẽ giúp cho Việt Nam chủ động sản xuất hạt giống có chất lượng cao mà trước đây việc bị động trong sản xuất giống lạc thường xuyên xảy ra.” - Gs. Vs. Trần Đình Long - chủ nhiệm Dự án cho biết.
Trong tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ luôn phải đối mặt với dịch bệnh và khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thì hệ thống các trang trại chăn nuôi, giết mổ và chế biến gia cầm khép kín của Công ty TNHH Thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh tại địa bàn huyện Tân Thành được coi là mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong xu thế hội nhập.
Anh Nguyễn Trí Công ở phường Hố Nai 1, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai được cả nước biết đến khi anh được tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ III tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 5 vừa qua và là người đầu tiên trong nước mở ra phương thức chăn nuôi mới, hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp vào chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Châu Thành cho biết, vụ đông xuân 2006-2007 sẽ khuyến cáo nông dân ứng dụng biện pháp "tưới nước tiết kiệm" kết hợp kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng" nhằm giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng cao hiệu quả trồng lúa, giảm thiểu số lần bơm tưới nước cho một vụ lúa, từ đó tiết giảm chi phí đầu tư, thu được lợi nhuận cao hơn trong sản xuất. Đặc biệt, giúp nông dân hạn chế những bất lợi do thiếu nước tưới, nhất là trong điều kiện nước sông Mê Kông ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, còn giúp cây lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã, tăng năng suất, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, hạn chế thất thoát.
Vụ cam năm nay, 15 xã trồng cam của huyện miền núi Bắc Quang (Hà Giang) đã ứng dụng rộng rãi chế phẩm BOQ-15 để bảo quản cam. Việc ứng dụng công nghệ này đã giúp cho người trồng cam bảo quản được cam dài ngày, thuận lợi trong tiêu thụ, giữ được giá.
Từ lâu, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã là địa phương sở hữu một trong ba giống lợn quý ở phía Bắc. Nhưng, do một thời gian dài chịu ảnh hưởng tác động "hướng ngoại", một số hộ chăn nuôi đã nhập lợn lai màu trắng có nguồn gốc từ nơi khác về nuôi.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Bình Định đang tiến hành nghiên cứu xử lý bùn thải ao tôm làm phân bón. Giải pháp này không chỉ tạo được một loại phân hữu cơ giá rẻ, tốt cho cây trồng, mà còn góp phần giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm môi trường từ nuôi tôm.