Niên vụ 2008 - 2009, cùng với các cây trồng khác, cây mía đường của tỉnh ta tiếp tục khẳng định chỗ đứng, với sản lượng và chất lượng mía ngày càng nâng lên, góp phần tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong vùng.
Đồng Tháp cơ bản kết thúc sản xuất 3 vụ lúa trong năm, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt gần 2,7 triệu tấn, trong đó năng suất vụ lúa đông xuân đạt 7 tấn/ha, vụ hè thu 5,3 tấn/ha và vụ thu đông đạt 3,7 tấn/ha. Đây là năm tỉnh đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước tới nay.
Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản và phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, tỉnh Vĩnh Long sẽ đầu tư 25,4 tỉ đồng xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ cho vùng nuôi cá tra tập trung 40 héc ta tại các ấp Mỹ Long, ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít.
Phó Phòng NN&PTNT Đạ Huoai Cấn Kim Khôi cho biết: 39ha ca cao ghép trồng dưới tán rừng của 30 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Phước Lộc trồng hồi tháng 7/2007 do Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) tài trợ kinh phí đang phát triển tốt với tỷ lệ sống đạt 97%.
Cây rong sụn đang thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm hộ ngư dân các huyện Ninh Phước, Ninh Hải (Ninh Thuận). Không chỉ trúng mùa, giá rong sụn bán ra cũng khá cao.
Để đạt thắng lợi trong vụ đông và đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, ngay từ đầu vụ, huyện đã đưa lịch thời vụ đến các xã, HTX và tổ chức hội nghị thảo luận về những vấn đề trong sản xuất vụ đông để có biện pháp bổ cứu kịp thời.
Từ năm 2006, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20, nhiệm kỳ 2006- 2010, UBND huyện Kim Bôi đã xây dựng và triển khai 9 Đề án phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có Đề án xây dựng cánh đồng thu nhập cao (CĐTNC) từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, nhằm tăng thu nhập cho nông dân đang được thực hiện có hiệu quả.
Ngày 13.10, UBND tỉnh Bình Định ban hành Văn bản số 3363 chỉ đạo về việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm, đảm bảo đạt tỷ lệ bảo hộ cao, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Diện tích rừng kinh tế ở tỉnh Phú Yên đang phát triển mạnh. Rất nhiều hộ nông dân sau một thời gian “theo” cây sắn, mía giờ chuyển sang trồng rừng vì thấy hiệu quả hơn.
Cà phê ở Đắk Lắk đã bắt đầu chín, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn đã tăng cường lực lượng bảo vệ để cà phê chín đều, đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên mới thu hoạch, góp phần đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu.