Với mục tiêu tuyển chọn được một số giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày để thay thế cho giống lúa Bao Thai dài ngày, thường xuyên gặp hạn cuối vụ mùa trên các vùng đất canh tác bấp bênh về nước tưới, vụ mùa 2008 vừa qua, Trung tâm Phát triển VAC (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang triển khai thành công mô hình lúa chất lượng cao tránh hạn tại 2 xã Hữu Sản và Giáo Liêm của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân Yên Thành từng bước thay đổi tập quán từ nuôi cá truyền thống thu nhập thấp sang nuôi cá đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông Yên Thành xây dựng mô hình thâm canh cá rô phi đỏ (diêu hồng) tại hộ anh Nguyễn Thanh Hải, 38 tuổi ở xóm Phú Xuyên, xã Đô Thành, quy mô 5 sào (2.500m2).
Vốn là xã cù lao của huyện Châu Phú, An Giang, người dân Khánh Hòa đã có truyền thống hơn 30 năm trồng hành, hẹ. Năm 2008, giống hành sậy được bà con nhân rộng và phát triển từ vài ha lên trên 200 ha, giá bán dao động theo từng thời điểm từ 4.500 đồng đến 7.000 đồng/kg, lợi nhuận mỗi ha khoảng 500 triệu đồng/năm.
Tiêm phòng là một biện pháp hữu hiệu nhất để chủ động phòng, chống dịch. Tiêm phòng kết hợp với các biệp pháp vệ sinh thú y, khử trùng, tiêu độc, an toàn sinh học trong chăn nuôi sẽ khống chế và ổn định được tình hình dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
Sau vụ mì được giá năm ngoái, người dân thôn Phước Tiến, xã Tân Phước (La Gi) đều rủ nhau trồng mì. Người có đất thì làm từ 10 – 15 ha, người không có đất thì mạnh dạn bỏ tiền thuê đất từ 2 - 4 ha, tất cả đều tập trung kinh phí cho trồng mì.
Những năm gần đây, nhờ chú trọng chuyển đổi đưa một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, người dân xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã mạnh dạn đưa cây chuối lùn vào trồng thử nghiệm và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ 2004 đến nay xã Mỹ Yên, Đại Từ đã trồng được 95 ha chè cành với các giống chè LDP1, TRI 777.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, đến nay, ngành nông nghiệp huyện Bảo Lâm đã tiến hành ghép cải tạo các vườn cà phê kém chất lượng sang mô hình cà phê chất lượng cao bằng các giống cà phê đầu dòng thông qua mô hình ghép cải tạo cây cà phê tại địa phương với tổng diện tích lên đến 1.025 ha, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm nay là 25 ha. Với mô hình này, Bảo Lâm được đánh giá là huyện đi đầu trong việc ghép cải tạo cà phê cho năng suất chất lượng cao và là huyện có diện tích cà phê được ghép cải tạo lớn nhất tỉnh, với khoảng 7.000 hộ tham gia ghép cải tạo, đồng thời là địa phương đã hình thành mô hình cung cấp giống cà phê ghép lớn nhất Tây Nguyên hiện nay.
14 năm kể từ khi “đứng chân” trên đất Quảng Ngãi, cao su - loại cây được mệnh danh là “vàng trắng” - đã khẳng định hiệu quả kinh tế.
Từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch năm 2008, nông dân Nguyễn Văn Hoàng ở xóm Nghĩa Đông, thôn Nghĩa Lộc, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ đã trồng trái vụ 3 sào bầu trên đất sỏi đỏ.