“Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” – Câu ca xưa đã diễn tả được những đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt, ẩm thực của đồng bào Mường Hoà Bình.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến xã Bình Thuận - một xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn (Yên Bái) phần đông là đồng bào Tày sinh sống còn rất nghèo là do bà con chưa nhận thức được giá trị to lớn của kinh tế đồi rừng.
Ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, huyện Kim Bôi đã bị thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất. Hiện nay, cán bộ và nhân dân huyện đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra đảm bảo an sinh, duy trì sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đặc biệt là sản xuất lúa nhằm giúp bà con nông dân áp dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả kinh tế thu nhập trên một đơn vị diện tích, đồng thời tránh việc độc canh cây lúa, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo và chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng các công thức luân canh, xen canh cây trồng. Trong đó công thức luân canh cây trồng Lúa Đông Xuân – Đậu xanh Xuân Hè – Lúa Hè Thu đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi ở mọt số vùng nông thôn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời lại có tác dụng cải tạo đất.
Nông dân chuyên canh cây thanh long ở Bình Thuận hiện đang tất bật cho mùa thanh long trái vụ (thường bắt đầu từ cuối tháng 10, đầu tháng 11).
Với mục tiêu cải tạo đàn dê địa phương, dựa trên kết quả Đề tài nghiên cứu “Du nhập giống dê Boer” thực hiện từ năm 2005 của Trung tâm Khoa học kỹ thuật Vật nuôi (TTKHKTVN) Bình Định và được HĐKH Nông nghiệp tỉnh Bình Định công nhận năm 2007; hiện nay Sở NN& PTNT Bình Định đã khuyến cáo người chăn nuôi trong tỉnh phát triển chăn nuôi giống dê mới này.
Từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, vụ hè thu năm 2008, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai dự án nhân giống lạc mới MD9 tại xã Thào Chư Phìn (huyện Si Ma Cai).
Những năm gần đây, dịch ve sầu hại cây cà phê đang có xu hướng lan rộng trên địa bàn Đắc Lắc. Trên những diện tích cà phê bị ve sầu phá hoại, vườn cây nhanh xuống cấp, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm đáng kể. Những cây cà phê bị ve sầu phá hoại không thể phục hồi được, phải trồng lại nên tốn kém công sức và tiền đầu tư.
Vụ Đông Xuân 2008-2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chỉ đạo bà con nông dân sử dụng 3 nhóm giống kháng rầy gồm OM 4498- OM 2395, AS 996, OMCS 2000 để gieo trồng. Trung tâm Khuyến nông và Giống nông nghiệp tỉnh sẽ cung cấp 640 tấn giống lúa xác nhận để đáp ứng nhu cầu 100% diện tích gieo sạ của bà con nông dân; hướng dẫn nông dân gieo sạ với số lượng lúa từ 100-120kg/ha đối với sạ lan và 90-100kg/ha đối với sạ hàng, kết hợp nhân rộng thực hiện mô hình sạ hàng để tiết kiệm giống.
Hiện đã có hơn 50 ha lúa vụ 10 - 12 đang làm đòng, trổ bông tại các xã phía nam huyện Tuy An bị chuột cắn phá; trong đó có 20 ha bị thiệt hại 10 – 20%, còn lại bị thiệt hại 2-10%.