Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội: Đến thời điểm này, đã cơ bản chấm dứt tình trạng người chăn nuôi ở các vùng nguyên liệu sữa như các xã thuộc huyện Ba Vì, xã Phù Đổng (Gia Lâm), không bán được sữa bò tươi do ảnh hưởng của bão "mêlamin". Đặc biệt, sau "cơn bão" này, số hộ chăn nuôi trước đây vẫn bán sữa bò tự do cho nhiều địa chỉ khác nhau và không cố định đã giảm hẳn, nhiều hộ đã nhanh chóng chuyển sang ký kết hợp đồng cung cấp sữa ổn định, lâu dài cho các nhà máy, công ty chế biến sữa thông qua các trạm thu gom sữa trên địa bàn.
Do đặc điểm tự nhiên và quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông, lâm nghiệp là lĩnh vực chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, 78% dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Cà Mau hiện có 244.700 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống, nhưng nông dân thả nuôi cua biển xen canh trên 80% diện tích này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nếp Thầu Dầu là giống lúa đặc sản của huyện Phú Bình, chuyên được dùng để làm bánh chưng, bánh dày, xôi dồi... cúng tiến trong lễ hội, rất dẻo và có mùi thơm, vị đậm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long mở rộng mô hình IPM quản lý dịch bệnh, khôi phục vườn cam sành bị bệnh vàng lá tại các xã Hòa Hiệp, Loan Mỹ, Tường Lộc và Mỹ Thạnh Trung ( huyện Tam Bình).
Vụ đông bắt đầu phát triển ở Bảo Thanh từ trước năm 2000 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2004.
Nho là cây trồng thế mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Sau một thời gian phát triển tự phát dẫn đến chất lượng suy thoái, ngành chức năng của tỉnh đã bắt đầu đưa ra những giải pháp nhằm tìm lại vị thế của nho.
Trưa tháng 10, tiết trời không còn cái nắng gắt gao của mùa hè mà nhường chỗ cho cái se lạnh, hanh khô của mùa thu đông. Xóm làng Tân Lập (Thanh Sơn) sôi động vào vụ thu hoạch lúa. Bà con trong xóm từng đoàn nối nhau gùi thóc về nhà. Dưới đồng, những bông lúa tròn mẩy, óng vàng báo hiệu một vụ mùa bội thu. Trên núi, mùa chuối chín cũng góp thêm sắc vàng cho Tân Lập.
Chương trình xóa đói giảm nghèo việc làm giai đoạn 2006 - 2010 ở huyện Yên Bình tuy mới đi được nửa chặng đường, nhưng bằng chính những kinh nghiệm đã đạt được bằng cách thực hiện có hiệu quả các dự án xóa đói giảm nghèo tạo việc làm, các vấn đề về an sinh xã hội mà hàng năm Yên Bình đã tạo việc làm cho trên 3.000 lao động.
Để giúp người diêm dân nâng cao hiệu quả sản xuất muối, tăng năng suất, sản lượng và sản xuất muối sạch cung cấp cho thị trường, năm 2008 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt xây dựng mô hình muối sạch ở 3 xã Thạch Châu, Thạch Mỹ, Hộ Độ, huyện Lộc Hà. Theo đó mỗi xã được hỗ trợ từ 130-140 triệu đồng để cải tạo 1050m2 sân phơi, xây dựng 24 cái chạt lọc, 24 cái thống chứa, 24 giếng chứa, đường vận chuyển muối và đi lai giữa các ô kết tinh, tường chắn bao sân phơi kết tinh…Yêu cầu sân phơi, chạt lọc được kết cấu bằng bê tông gạch vỡ tam hợp dày từ 5-7 cm; thống chứa có đường kính phi 74 cm, cao 110cm, dày 7cm, kết cấu bằng bê tông. Đây là một trong những mô hình được đầu tư liên tục trong nhiều năm qua ở các đồng muối của những xã trên.