Giống dứa Cầu Đúc của xã Hỏa Tiến, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được nhiều người biết đến với cái tên khóm Cầu Đúc, là một thương hiệu mạnh của tỉnh Hậu Giang trong nhiều năm qua nhờ năng suất cao, chất lượng tốt, hương vị thơm ngon không có giống dứa nào bì kịp.
Hiện trên lâm phần rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau tái diễn tình trạng khai thác trái phép con sâm đất bán cho thương lái xuất ra nước ngoài, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
Trong những ngày này, tại khu vực Suối Xem ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) nhộn nhịp hẳn lên, một số bà con nông dân thôn Định Trường (xã Vĩnh Quang) đang nhanh tay hái những trái ớt cuối vụ, một số người đang chăm sóc những luống rau xanh mướt. Đây là những người tham gia trồng rau an toàn kiểu mẫu của thôn Định Trường. Tuy còn gặp không ít khó khăn ở giai đoạn đầu nhưng mô hình này đã tạo ra bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn thực sự góp phần giải quyết được nhu cầu thực phẩm rau tươi sống trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Ninh, người dân Tiên Yên chủ yếu sinh sống dựa vào làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng. Trong những năm gần đây, do nhiều dự án PAM 5322, dự án rừng Việt - Đức được triển khai trên địa bàn huyện nên nghề ươm cây giống ở Tiên Yên phát triển khá mạnh và đang dần trở thành một hướng đi mới xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Sau 4 năm triển khai (2004-2008), Chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã thực sự làm chuyển biến nhận thức trong canh tác của bà con nông dân và tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Khi máy cày mini xuống đồng thì con trâu không còn vị trí “đầu cơ nghiệp”, nhiều nông hộ đã bán trâu lấy tiền mua máy cày hoặc sắm nông cụ khác, vì thế số lượng đàn trâu những năm gần đây giảm mạnh. Năm 2000 đàn trâu của Thái Nguyên có 131.654 con, đến cuối năm 2007 còn 108.612 con, đến nay (tháng 9 – 2008) còn 106.280 con.
Đây là loài hàu phân bố tự nhiên ở tây bắc Thái Bình Dương, được nuôi ở các bang phía nam nước Mỹ như Louisiana và khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, do công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (BIM Co) lần đầu tiên di giống về nuôi ở Việt Nam.
Nghề nuôi heo (lợn) rừng đang rộ lên ở một số trang trại trên địa bàn tỉnh Bình Định, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đây có thể là hướng đi mới cho nông dân vùng Nam Trung Bộ.
Ngoài 35 đơn vị, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định nhiều cơ sở sản xuất cây lâm nghiệp “chui” mọc lên như nấm sau mưa, hàng năm tung ra thị trường hàng triệu cây giống kém chất lượng dẫn đến hệ luỵ nhiều hộ trồng rừng lâm cảnh “tiền mất tật mang”!
Tiền Giang đã triển khai chương trình “Sản xuất và chế biến gạo đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP” tại HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy) với 15 xã viên tham gia trên diện tích 14,4 ha thí điểm trong vụ hè thu chính vụ 2008. Đây là kết quả của sự phối hợp và liên kết bốn nhà nhằm giúp nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa tại vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh.