Sáng qua, hơn bảy tấn sữa bò tươi của nông dân nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc bị đổ đi. Tại hai xã Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) và Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường), sữa bò được đổ lênh láng.
Đã có một thời, làng nghề khảm xà cừ Cẩm Văn (An Nhơn - Bình Định) tưởng như đã “đứt bóng”. Sau nhiều thăng trầm, nhờ lòng yêu nghề mãnh liệt của cụ Trần Nhi, 84 tuổi, nghề đã “hồi sinh”.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa ký cam kết như vậy với chủ tịch UBND tất cả các xã, thị trấn trong huyện về công tác phòng, chống rét cho trâu, bò.
Mặc dù trở thành “người Thủ đô” chưa được bao lâu nhưng Mê Linh đã thể hiện vai trò là một trong những vùng kinh tế năng động nhất Hà Nội. Để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, lãnh đạo và nhân dân huyện đã đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với quyết tâm, năm 2009, Mê Linh sẽ thành vùng kinh tế trọng điểm.
Dọc đường lên thăm Điện Biên, chúng tôi rất thích thú khi bắt gặp hai bên đường trắng muốt một màu hoa ban, hoa mận. Vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc khiến cái mệt mỏi sau chuyến đi dài dường như tan biến. Bác tài nhìn chúng tôi cười rồi bảo: “Khác với hình dung của nhiều người, Điện Biên có nhiều đổi mới lắm!...”.
Đã vào cuối vụ thu hoạch, nhưng trong các vườn, triền đồi từ Cát Thịnh, thị trấn Trần Phú, Minh An đến Nghĩa Tâm, Thượng Bằng La vẫn vàng rực một màu cam chín. Cam được mùa lớn, nhưng người trồng cam lại chẳng mấy ai vui, cam rẻ quá, rẻ đến mức bán không đủ tiền thuê hái, đã vậy mà cũng không có ai mua.
Năm 2008, tiếp tục xác định sản xuất thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đã tập trung các nguồn lực để phát triển ngành thủy sản trên cả hai lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Sản lượng toàn ngành 55.216 tấn, đạt 100% kế hoạch (KH), trong đó sản lượng nuôi 26.676 tấn, đạt 100% KH trên tổng diện tích nuôi 3.310ha, đạt 92,84% KH, sản lượng khai thác biển 28.540 tấn, đạt 100% KH, trong đó khá nhất là đánh bắt xa bờ, khai thác đáy và cào xiêm, giá trị sản xuất ngành thủy sản 425,196 tỷ đồng, đạt 100, 68% KH. Toàn huyện có 08 xã nuôi tôm sú với lượng tôm sú giống thả 96,5 triệu con trên diện tích 536ha của 437 hộ; 05 xã nuôi tôm thẻ chân trắng với lượng giống thả 76,32 triệu con trên diện tích 106 ha của 102 hộ. Qua kiểm tra tôm bệnh 9,3 triệu con/49,8ha của 53 hộ chiếm 9,6% tổng lượng giống thả. Sản lượng thu hoạch 2.371 tấn, năng suất bình quân 5 tấn/ha mặt nước.
3 năm trở lại đây, nuôi tôm càng xanh đã thu hút sự chú ý của nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là huyện Tam Nông. Từ diện tích vài chục hecta vào năm 2004, đến vụ nuôi năm 2008 vừa qua, diện tích nuôi tôm càng xanh của toàn huyện đạt trên 600 hecta, đến nay đã thu hoạch đạt 2/3 số diện tích trên.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác vùng triều, từng bước thay thế các đối tượng con nuôi kém hiệu quả trong năm 2008, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến nông) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện Nga Sơn triển khai mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm tại các xã Nga Tân, Nga Thanh, Nga Thạch.
Sáng 19.1 (24 tháng chạp) là phiên chợ đầu tiên trong hơn 1 tháng qua của bến Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam). Mọi năm từ tháng 12 âm lịch kéo dài qua tết là mùa “ngày làm tháng ăn” với đủ thứ nghề biển: mành nhí, lặn biển, câu mực, giã cào…, không ngày nào chợ không họp. Năm nay hơn 1 tháng qua, Quảng Nam mưa lê thê, biển động liên tiếp, ghe thuyền nằm bến. Tết nhất đến nơi, ngư dân ai cũng nóng ruột. Hôm 23 tháng chạp, trời tạnh, nắng hửng. Dân chài Tam Hải rùng rùng đưa ghe, thúng ra biển.