Sinh sản của lợn tốt hay sấu đều do tính di truyền của con bố và con mẹ. Một đực tốt cho nhiều ổ lợn tốt trong toàn đàn. Con đực có khả năng cải tạo đàn giống với hiệu quả cao.
Chế biến thức ăn nhằm kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng lượng ăn vào, làm giảm độ thô cứng, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu, loại trừ các chất độc và chất có hại, làm tăng giá trị sinh học của protein, làm cân đối các chất dinh dưỡng và từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn.
Để nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái, chúng ta cần phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng không bình thường trong quá trình sinh sản của trâu bò. Các nguyên nhân đó có thể là: dinh dưỡng, tổ chức phối giống, quản lý sử dụng, thời tiết…
Chứng xeton huyết là kết quả của sự rối loạn trao đổi lipit và protit. Trong máu và trong tổ chức chứa nhiều thể xeton gây triệu chứng thần kinh ở con vật, đồng thời hàm lượng đường giảm xuống rõ rệt.
Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) do vi-rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) và vi-rút RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Trong đó, rầy nâu là môi giới truyền bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diệt rầy nâu là cách phòng trừ tốt nhất bệnh VL-LXL hiện nay.
Thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là “cannibalism”.
Rầy nâu là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm số một trên cây lúa ở nước ta hiện nay. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch trên diện rộng ở nước ta cách nay vài năm.