Đến xã Bình Thủy (Châu Phú, tỉnh An Giang), hỏi nông dân (ND) Tám Thơ (tên thật Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1964) gần như ai cũng biết, bởi ông từng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen với những sáng chế hữu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN).
Cam Bình (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) là một xã đảo, nhân dân sống tập trung, đời sống của nhân dân trên đảo chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng hải sản, trình độ học vấn thấp từ đó nhận thức về công tác môi trường có nhiều hạn chế. Trước tình trạng thức ăn cho tôm hùm dư thừa, rác thải ra từ việc nuôi tôm hùm lồng diễn ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đối với môi trường biển, ông Nguyễn Thành Vinh đã có giải pháp xử lý thức ăn thừa trong nuôi tôm hùm lồng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề cơ khí, ông Hoàng Trung ở đường 17 thôn Trung Sơn, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã sáng chế ra máy chế biến thực phẩm nhiều chức năng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Máy do ông sản xuất có thể sử dụng cho tất cả các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ của các vùng nông thôn Việt Nam.
Vôi rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta vẫn phải dùng thủ công rải bằng tay. Hạn chế của việc này là vôi nóng làm kích ứng da, tốn nhân công, rải không đều, không bón được lên cây…, làm hạn chế tác dụng của vôi. Anh Trần Trọng Đức ở ấp An Hòa 1, xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã sáng tạo ra máy phun vôi, khắc phục được nhược điểm của phương pháp rải vôi thủ công là tốn công, người rải tiếp xúc gần với vôi không thể rải ở những vị trí trên cao.
Sau nhiều vất vả, mày mò sáng tạo và thử nghiệm, anh Đinh Văn Sơn ở ấp 1, xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã sáng tạo ra máy tự vận hành hút rầy và côn trùng có hại trên đồng ruộng. Sản phẩm làm ra đã được bà con nông dân đánh giá cao, máy dễ ràng sử dụng. Ngoài ra máy có thể sử dụng để hút bụi, nguyên liệu nhỏ rơi vãi trong quá trình sản xuất.
Kéo cắt tỉa canh đa năng được bà con cả nước rất ưa chuộng, dùng để tỉa cành có đường kính từ 10mm trở xuống, tỉa trái vô hiệu: sâu bệnh, trái bị đèo, da lu, da cám…, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái còn lại đạt tiêu chuẩn cho thị trường đem lại nguồn thu rất lớn cho bà con. Khi gắn vợt vào có thể dùng thu trái cây, giảm được công sức lao động và thời gian thu hoạch. Khi cắt đưa kéo lên cuối trái, tay phải bóp tay bóp của kéo, lưỡi và kẹp sẽ kẹp cuống trái đem xuống bỏ vô giỏ rất êm ái mà không trầy xước và không làm hao hụt trái.
Là hộ gắn bó với nghề trồng chè từ lâu, ông Nguyễn Ngọc Sỹ ở thôn Thượng, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện đã có trên 2 ha chè. Trong quá trình sản xuất, ông luôn tìm tòi, sáng tạo để cải tiến nông cụ, giảm sức lao động cho con người. Ông đã cải tiến máy làm đất, làm cỏ đa chức năng do Trung quốc sản xuất thành máy xới, băm cỏ thay thế cho lao động thủ công. Giải pháp này được đánh giá có tính sáng tạo, ứng dụng cao và đoạt giải Nhì Hội thi sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh giai đoạn 2013-2015.
Mô hình nuôi lươn sạch không bùn của anh Trần Như Hổ ở 64 Trần Phú, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá ổn định, tạo được việc làm với diện tích rất hạn chế, trong khi đó tạo ra sản phẩm sạch và nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Mô hình nuôi lươn sạch không bùn trong hồ ốp men là mô hình đầu tiên tại Khánh Hòa.
Máy băm cỏ của tác giả Nguyễn Huỳnh Lý, tổ 2, khu phố Hương Sơn, phường Long Hương, thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu dùng để băm tất cả các loại cỏ…máy có tính năng đặc biệt nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng, vật liệu sản xuất được dùng từ các vật liệu đã qua sử dụng nên giá thành rẻ, độ bền cao, sử dụng cho việc chăn nuôi từ nhỏ đến vừa. Máy băm cỏ hoạt động chủ yếu với công suất 1 mã lực, một giờ tiêu hao 0,3 lít nhiên liệu băm được 1,5 tấn cỏ gấp 10 lần công cắt nhỏ cỏ. Máy băm cỏ có thể băm nhỏ các loại cỏ cứng, giúp gia súc ăn hết không gây lãng phí như băm cỏ bằng tay. Thông số chủ yếu của máy: Máy Hoạt động chủ yếu bằng vòng quay của moter điện hoặc máy xăng. Thời gian trong 1 giờ máy băm được 1,5
Trước tình trạng thức ăn cho tôm hùm dư thừa, rác thải ra từ việc nuôi tôm hùm lồng diễn ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đối với môi trường biển, ông Nguyễn Thành Vinh ở xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã vận động thành lập 16 tổ tự quản nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường với 295 thành viên.