Nhìn cơ ngơi nhà xưởng, xe máy đồ sộ của vợ chồng anh Mai Văn Bình tại thôn Phú Hưng, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận tôi không khỏi ngạc nhiên.
Cách đây vài năm, xã Hợp Thành vẫn còn là vùng quê nghèo của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Có đến 90% bà con sống chủ yếu dựa vào đồng ruộng. Cuộc sống của người dân muôn phần vất vả vì tỷ lệ đồi núi chiếm phần lớn nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Không cam chịu với cái nghèo đeo đẳng, bà con tự tìm tòi giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nhiều giống cây được mang ra thử nghiệm và cũng thu được kết quả song vẫn không thể cạnh tranh được với cây chè giống PH1. Cuộc sống của họ cũng dần thay da đổi thịt, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn chiếm 15,8%.
Đại Từ là vùng miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên. Do địa thế là núi đồi đi lại khó khăn nên nhiều nơi người dân không biết cách làm ăn cứ để cỏ dại mọc hết mùa này sang mùa khác, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nằm ở đầu nguồn sông Nậm Má, thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên - Hà Giang) được nhiều người biết đến không chỉ bởi phong cảnh đẹp nguyên sơ mà còn là vùng chè cổ thụ Shan tuyết thơm ngon nổi tiếng. Những năm qua, nhờ biết phát huy thế mạnh, Lùng Tao đã chuyển mình...
Là một xã thuần nông, trước kia đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do đất canh tác bạc màu, gieo trồng cây lúa đạt năng suất thấp, nhưng đến nay xã Tiền An, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng^, giống, mùa vụ, nhất là thực hiện mô hình trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiền An hiện là một trong những điểm sáng về chuyển đổi mô hình trồng rau an toàn của tỉnh.
Trong khi phần lớn diện tích trồng tiêu ở Đồng Nai bị thất mùa và không ít nhà vườn đang lao đao vì cây tiêu đang bị dịch bệnh "chết nhanh, chết chậm" thì tất cả gần 100 ha tiêu ở xã Phú Lộc thuộc huyện miền núi Tân Phú lại trúng mùa đậm^ với năng suất bình quân đạt 3 tấn/ ha. Nhiều hộ nông dân đạt năng suất từ 4 đến 5 tấn/ ha, có mức thu nhập đạt kỷ lục hơn 200 triệu đồng/ ha. Đặc biệt, đến nay, toàn bộ diện tích tiêu ở Phú Lộc không bị ảnh hưởng dịch bệnh "chết nhanh, chết chậm" và được xem là vùng tiêu sạch bệnh thành công nhất ở Đồng Nai.
Đã nhiều năm nay, người dân xã Quỳnh Hưng (Quỳnh Lưu - Nghệ An) không còn biết đến đói nghèo. Tất cả là nhờ phát triển nghề thủ công mỹ nghệ.
Những năm gần đây, Sóc Trăng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là những mô hình hoạt động theo phương thức hợp tác. Không chỉ là hướng đi mới, đây còn là hình thức liên kết làm ăn rất hữu hiệu của bà con nơi đây.
Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Bắc Quang đã có bước phát triển theo hướng quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng, giá trị thu nhập, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn tham gia trao đổi, lưu thông trên thị trường trong, ngoài tỉnh.
Là xã thuộc vùng chiêm trũng của huyện Thường Tín (Hà Tây), Nghiêm Xuyên đã vươn lên chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ, biến những xứ đồng trũng, xa như Dốc, Hạ Khả Lôi, Đầu Đàng... thành những mô hình trang trại, vườn trại đa canh lúa- cá-vịt, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, vịt cho hiệu quả kinh tế khá, nâng thu nhập bình quân toàn xã đạt 6 triệu đồng/người/năm.