Nông dân ĐBSCL đang hồ hởi vào vụ thu hoạch lúa với năng suất 7-8 tấn/ha, lại được thương lái đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao kỷ lục.
Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã chuyển đổi hơn 80.000 ha đất nông - lâm - diêm nghiệp sang nuôi tôm. Tuy nhiên, do sự hộ chuyển đổi ồ ạt, bất chấp những điều kiện về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn, thủy lợi,... nên nhiều diện tích tôm nuôi bị chết hàng loạt, làm hàng nghìn hộ nông dân rơi vào cảnh khó khăn.
Với gần 300 mô hình trang trại, vườn trại do đoàn viên thanh niên (ĐVTN) làm chủ, đạt giá trị thu nhập từ 80 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha mỗi năm, Phú Xuyên hiện là địa phương dẫn đầu trong phong trào thanh niên lập nghiệp, làm giàu chính đáng ở quê hương của Đoàn thanh niên tỉnh Hà Tây.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có khoảng 7.500 hộ nuôi gần 20 nghìn con hươu sao. Ước tính mùa nhung hươu năm nay các hộ nuôi hươu trong huyện sẽ thu được khoảng 4 tấn nhung, trị giá gần 25 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi hươu còn thu khoảng 20 tỷ đồng từ việc bán hươu giống cho các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh.
Mới năm thứ hai có mặt trên các cánh đồng của xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), nhưng cây ớt cao sản đã đem lại kết quả "ngọt ngào" cho người dân. Do trồng ớt có hiệu quả kinh tế cao^, nên nhiều hộ nông dân ở Yên Nguyên đã chuyển diện tích trồng lúa sang trồng ớt cao sản để xuất khẩu. Năm nay diện tích ớt vụ đông của xã đã tăng lên 26 ha, gấp 3 lần so với năm ngoái.
Nhộn nhịp, tất bật và vui như… hội là ghi nhận của chúng tôi trên khắp những cánh đồng muối các xã biển của huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) trong những ngày giữa tháng ba này.
"Nuôi giun quế, vốn ít, lời nhiều, không gặp rủi ro, không lo thất bại, phù hợp với nông dân có đất, có thời gian"... là tâm sự của chị Nguyễn Thị The ở xã Đông Hòa thuộc huyện Trảng Bom (Đồng Nai) là chủ một trang trại có 6 nhà nuôi giun quế (hay còn gọi là trùn quế). Đây là loại giun đất rất nhỏ làm thức ăn để nuôi cá thịt, cá cảnh và gà giống, cho thu nhập bình quân hơn 10 triệu đồng/tháng.
Đã khá lâu tôi mới có dịp trở lại Đông La (Hoài Đức - Hà Tây). Mảnh đất vốn trù phú càng thêm vẻ "giàu có" bởi những vườn cam Canh, bưởi Diễn trĩu quả. Sự khởi sắc đó phải kể đến hướng đi tích cực, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi của xã từ nhiều năm nay.
Thôn Tiên Lý có 140 hộ, cách trung tâm xã Yên Định khoảng 7km. Đây là địa bàn thuộc vùng xâu, xa, đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang) với hơn 70% diện tích là đồi rừng. Hơn chục năm trước, những vườn cây ăn quả như vải thiều, hồng, nhãn... đã giúp bà con bớt khó khăn. Tuy nhiên, do đồi núi có độ dốc lớn, cộng với khí hậu không phù hợp nên năng suất và chất lượng các loại quả không cao. Người dân Tiên Lý đã tìm được hướng làm ăn mới...
Từ 3 năm nay, trồng và chế biến khoai lang đã giúp cho nhiều hộ gia đình vùng biển bãi ngang xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Mỗi năm cho thu nhập gần 6 tỷ đồng từ trồng và chế biến khoai lang, trong đó sản phẩm khoai gieo (khoai đã được chế biến) mang thương hiệu Tân Định (Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình) ngày càng được tiêu thụ mạnh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.