00:00 Số lượt truy cập: 3232204
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Hưng Yên: Những 'cánh đồng thu nhập cao' trên vùng chiêm trũng

Sau hơn một năm phát động, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đã xây dựng thành công mô hình Câu lạc bộ (CLB) "Cánh đồng thu nhập cao". Đây là bước đột phá đã giúp cho vùng quê thuần nông xoá bỏ thế độc canh lúa chuyển sang sản xuất đa canh theo hướng tạo ra nông sản hàng hoá, góp phần nâng mức thu nhập lên hàng trăm triệu đồng/ha; đồng thời với cách làm sáng tạo đã mở ra bước đi mới cho nông nghiệp nông thôn thời hội nhập. 


Huyện Xín Mần, Hà Giang: Thực hiện tốt chương trình trồng cỏ, phát triển chăn nuôi và cho vay hộ nghèo

Tính đến nay, huyện Xín Mần đã có trên 665 ha cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò. Riêng 10 tháng năm 2007, toàn huyện đã trồng được hơn 152 ha, bình quân đạt 570 m2 cỏ trên một hộ sản xuất nông nghiệp và đạt khoảng 250 m2 cỏ cho một con trâu, bò.


Sản xuất cây vụ đông ở huyện Điện Biên

Vài năm gần đây, nông dân huyện Điện Biên đã quen sản xuất cây vụ đông. Nhờ đa canh các loại rau màu: su hào, bắp cải, dưa chuột, hành... nhiều gia đình có thu nhập khá. Là cây vụ ba, nhưng nông dân huyện Điện Biên (Điện Biên), nhất là đồng bào các dân tộc vùng lòng chảo Mường Thanh áp dụng KHKT tăng năng suất, chất lượng.


Hiệu quả từ dồn điền đổi thửa ở Nam Triều

Nam Triều (Phú Xuyên - Hà Tây) là một xã thuần nông nên hiện trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ. Trước đây, khi thực hiện giao đất canh tác cho bà con nông dân, xã đã thực hiện chia đều hộ nào cũng có ruộng tốt, ruộng xấu úng trũng, ruộng gần, ruộng xa...


'Muốn giàu nuôi cá...'

Gần đây, nông dân tỉnh Hải Dương bắt đầu hướng đến cách làm ăn chuyên nghiệp khi hình thành những vùng chuyên canh sản xuất cá. Mặc dù mới chỉ là những bước đi ban đầu nhưng nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt.


Chộc Toòng thoát nghèo nhờ cây mía

Thôn Chộc Toòng, xã Cao Kỳ (Chợ Mới-Bắc Kạn), có 99 hộ với 446 nhân khẩu. Nguồn thu nhập chính của người dân trong thôn chỉ dựa vào hơn 11 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng mía chiếm ½ diện tích đất canh tác trong năm; đây cũng là thôn đầu tiên phát triển cây mía ở xã Cao Kỳ.


Đổi đời từ bò sữa

Những con bò đứng ngơ ngác phơi bộ xương gầy. Người nông dân mang cái can nhựa đựng sữa nặng nề, như mang cả nỗi buồn vượt đồng đất đến điểm thu mua của tư thương… Xa rồi, những hình ảnh nao lòng ấy. Đã có một “cú lội ngược dòng” như gam màu sáng trên cái nền ảm đạm của bức tranh bò sữa đồng bằng sông Cửu Long. Ấy là chuyện ở Hợp tác xã (HTX) bò sữa Evergrowth của tỉnh Sóc Trăng.


Nông dân Kim Sơn: Điêu đứng vì cói

Cùng chung cảnh ngộ với “người anh em” ở Nga Sơn (Thanh Hoá), thời gian gần đây, bà con nông dân trồng cói Kim Sơn (Ninh Bình) đang điêu đứng vì giá cói rớt thảm hại. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc bị thu hẹp trong khi diện tích cói vẫn tiếp tục... phình ra.


Kinh tế trang trại ở Cà Mau: Nhiều mô hình hiệu quả

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, những năm qua tỉnh Cà Mau đã có nhiều chính sách trợ giúp kinh tế trang trại (KTTT). Đây cũng là loại hình phù hợp để có nông sản chất lượng cao.


Chuối Tân Thành đã trở thành hàng hóa

Tân Thành thuộc xã Nông Thượng (T.X Bắc Kạn - Bắc Kạn), là thôn người Dao về định cư tại đây từ năm 1973, toàn thôn có 62 hộ với 276 nhân khẩu, thôn thuộc diện 135 (giai đoạn II) còn 23 hộ nghèo, năm 2007 giảm được 8 hộ, các hộ trong thôn chủ yêu là trồng chuối, diện tich đất trồng chuối toàn thôn là 60 ha, kết hợp trồng cây lâm nghiệp.


<< < 94 95 96 97 98 > >>