Vượt qua những cung đường hiểm trở và quanh co như sợi chão vắt quanh bậc đá lên trời, chúng tôi đến Mèo Vạc, huyện vùng cao núi đá xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Được tận mắt chứng kiến những đổi thay ngoạn mục trong công cuộc thoát nghèo ở mảnh đất này, chúng tôi mới hiểu tại sao Mèo Vạc được nhận danh hiệu đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới.
Để sản xuất hay chế biến một loại nông sản, chúng ta phải dùng đến nước, từ khi khởi đầu đến lúc kết thúc. Nhưng do áp lực dân số gia tăng, môi trường ô nhiễm nên nước cũng là tài nguyên quý giá. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, bà con hãy tính toán chi phí cho nước để có cách tiết kiệm hợp lý.
Ông Lê Văn Sơn, Phó ban Lâm nghiệp xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, dẫn chúng tôi tới trang trại trồng quýt ngọt của anh Quang Văn Tài (Ba Tài), ở xóm 3, thôn Tân Lập, nhìn những cây quýt sum suê nặng trĩu quả vàng ươm, được thưởng thức những trái quýt ngọt lịm, ai nấy đều trầm trồ.
Bão số 9 đi qua cuốn trôi hàng chục nghìn gốc sâm Ngọc Linh của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Sâm trôi theo đất đá, hy vọng thoát nghèo của người dân Xê Đăng cũng tan biến.
Khác với các nơi, vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm là thời gian cây su su ngừng ra quả, thay lá, vào kỳ nghỉ đông để chuẩn bị cho một vụ mùa mới năm sau thì ở Mộc Châu (Sơn La) các giàn su su vẫn xanh ngắt , ngọn mập; dưới giàn quả to, quả nhỏ vẫn lúc lỉu, chi chít.
Nằm ở phía Nam huyện Lâm Thao (Phú Thọ), Tứ Xã nổi lên là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế. Với truyền thống cần cù, chịu khó cùng sự nhạy bén, người dân Tứ Xã đã tìm được nhiều hướng đi khác nhau để xóa nghèo làm giàu, trong đó có nghề nuôi rắn.
Những năm gần đây, sản xuất vụ đông tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt diện tích trồng đậu tương đông.
Nuôi tôm rải vụ, liên kết cộng đồng nhằm tăng cường quản lý dịch bệnh, hạ giá thành là hướng đi tích cực. Ở xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh mô hình này đã giúp bà con nuôi tôm thắng lợi.
Ông Vũ Văn Chiều ở xã Khả Phong (Kim Bảng) là người đầu tiên trong tỉnh Hà Nam xây dựng thành công trang trại nuôi ba ba thương phẩm. Đây cũng là một trong những cơ sở cung cấp nguồn giống ba ba lớn nhất miền Bắc. Có lẽ vì những nguyên do trên mà ông được gọi bằng cái tên thân mật: “vua” ba ba.
Ông Nguyễn Lớt, sinh ra và lớn lên tại vùng làm nương rẫy thuộc xã nghèo Ninh Ích - Ninh Hoà - Khánh Hoà. Ông đã gắn bó khu vực vùng rẫy nơi này gần 50 năm. Được biết trước kia, gia đình ông thuộc diện nghèo ở xã. Nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lí mà ông vươn lên trở thành người khá giả.