Trong kinh nghiệm thâm canh lúa có câu “Nhất thì, nhì thục”, nghĩa là thời vụ và làm đất là hai yếu tố tối quan trọng để quyết định năng suất lúa. Với lúa mùa thì việc làm đất lại càng quan trọng hơn vì thời gian từ khi gặt lúa xuân đến khi cấy lúa mùa rất ngắn, chỉ khoảng 7-10 ngày. Song do ảnh hưởng của thời tiết, năm nay, lúa xuân trỗ muộn hơn so với mọi năm, thời vụ lúa mùa lại bị muộn từ 15-20 ngày. Vậy làm thế nào để gieo cấy lúa mùa kịp thời vụ? Xin lưu ý với bà con 1 số vấn đề như sau:
Gia đình chú Sáu Mừng (Châu Thành, Tiền Giang) có 0,8 ha chuyên canh cây cam sành. Để có thu nhập cao trong quá trình sản xuất chú luôn mày mò nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của người khác để áp dụng cho mảnh vườn của gia đình mình. Sau nhiều năm chuyên canh cây cam sành chú đã rút tỉa cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có việc xử lý điều khiển cho cây cam sành ra trái nghịch mùa để bán được giá cao.
Ở vùng trồng chuyên canh sầu riêng tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Lam Hồng, cư ngụ tại ấp 7, xã Long Trung là người đi tiên phong làm chủ kỹ thuật xử lý cho sầu riêng ra trái mùa nghịch thành công cả về hai phương diện: trúng mùa và trúng giá.
Thời vụ sản xuất lạc thu đông được tổ chức triển khai trong thời điểm: Đầu vụ nắng nóng, mưa lụt - giữa vụ khô hạn - cuối vụ thời tiết rét đậm rét hại. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Bên cạnh đó nạn chuột phá hoại, sâu ăn lá, bệnh chết ẻo (héo xanh) là điều không thể tránh khỏi. Để giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, xin được đóng góp một số kinh nghiệm như sau:
Nhân nuôi giun quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm... hay dùng giun đất để xử lý chất thải chăn nuôi không còn là chuyện lạ. Thế nhưng, mới đây các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật còn dùng giun đất để giúp xử lý rác thải hữu cơ.
Trâu bò là loài động vật ăn cỏ. Thức ăn của trâu bò rất đa dạng, nhưng trong đó chủ yếu là cây cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp.
Bệnh chổi rồng đang hoành hành trên khắp các vùng trồng nhãn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng nhãn. Tuy nhiên, công tác phòng trị bệnh đang gặp nhiều khó khăn khiến bệnh đang có xu hướng lây lan trên diện rộng.
Cây cỏ xước còn gọi là ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide xơ tro… chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin…