00:00 Số lượt truy cập: 2638485

Các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn 2045 

Được đăng : 23/11/2022

bonnptnthaycamlayngoncochuyendoisoquocgia1640222021061821016240760823261964847612162425220047716242522005791935044105
Ứng dụng thành tựu cuộc của cách mạng công nghiệp 4.0 để điều khiển quá trình canh tác tiết kiệm, hiệu quả
 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo nên những đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của nhiều nước và vùng lãnh thổ như Israel, Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.... Với những đặc điểm và xu hướng hoàn toàn mới, cuộc cách mạng này tạo ra cả cơ hội và thách thức mạnh mẽ đối với nông nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, thay đổi hành vi và cách thức tiêu thụ lương thực, thực phẩm, phát triển chuỗi giá trị, cơ hội việc làm và phân hóa xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Để thực hiện và cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cần tập trung cho một số nhiệm vụ trọng tâm để phục vụ phát triển nền nông nghiệp thông minh, an toàn, sinh thái, tuần hoàn, hiệu quả và bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là:

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với sâu bệnh, dịch bệnh và thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học có nguồn gốc bản địa để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, bảo quản, chế biến nông sản. Ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng và tăng độ che phủ của rừng trồng, tạo nguồn cung ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn gen trong nông nghiệp, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu của Việt Nam phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, thủy hải sản, sản phẩm chế biến từ gỗ... đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm của các thị trường khác nhau, nhất là các quốc gia đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Ứng dụng thành tựu cuộc của cách mạng công nghiệp 4.0 (công nghệ số, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo,...) để điều khiển quá trình canh tác tiết kiệm, hiệu quả, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh; hỗ trợ đổi mới sáng tạo để phát triển các chuỗi giá trị nông sản nội địa, các doanh nghiệp tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong nông nghiệp.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm, các nhóm sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng và nâng cao năng lực các hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức, nông dân để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp.

                                                                                         Nga Phạm