00:00 Số lượt truy cập: 2668558

Kinh nghiệm nuôi chồn hương mặt trắng giống lớn 

Được đăng : 20/04/2023
Chồn hương không chỉ được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm mà còn được biết đến là một món ăn đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, đặc biệt là dòng chồn hương mặt trắng, giống lớn. Với giá thương phẩm chồn hương thịt 1,9 – 2,1 triệu đồng/kg, giá chồn hương giống 2 – 3 tháng tuổi là 8 triệu đồng/cặp, hiện nay chồn hương là loài vật nuôi mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần giúp nhiều bà con trên cả nước phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Anh Trần Đình Toại ở thôn Cầu xã Hồng Minh huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội là một trong những người đi đầu trong việc nhân giống chăn nuôi và bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này ở miền Bắc nước ta

chon-huong-mat-trang 

Trọng lượng của chồn hương bố từ 6 - 7 kg/con, chồn hương mẹ khi mới đè lứa đầu dao động từ 3,5 kg trở lên. 

Trước khi khởi nghiệp, anh Toại là đầu bếp phục vụ các nhà hàng, khách sạn hạng sang, nhận thức được giá trị được các món ăn từ chồn hương từ đó anh có ý tưởng lập nghiệp với mô hình chăn nuôi loài động vật hoang dã này. Tận dụng chuồng trại nuôi vịt của gia đình, anh đã cải tạo lại thành chuồng nuôi chồn hương. Với đam mê với loài vật này và tinh thần chịu khó, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đến nay anh Toại đã ăn nên làm ra từ chăn nuôi chồn hương, hàng năm cung cấp ra thị trường cả chồn thương phẩm và chồn hương giống lên đến hàng nghìn con. Thành công của anh Toại không phải ngẫu nhiên mà có, trải qua nhiều năm phát triển anh đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu đảm bảo đàn chồn phát triển tốt, sinh sản nhanh. Giống chồn hương là trang trại của anh là loại mặt trắng giống lớn lai Cam, bố nguồn gốc giống chồn Campuchia, mẹ là chồn mặt trắng giống to. Trọng lượng của chồn hương bố từ 6 - 7 kg/con, chồn hương mẹ khi mới đè lứa đầu dao động từ 3,5 kg trở lên.

Bên cạnh chăn nuôi chồn hương thương phẩm, anh Toại còn chuyển giao con giống, chuyển giao kỹ thuật và liên kết tiêu thụ cho bà con trên cả nước với thời hạn lên đến 5 năm để giúp bà con không phải lo lắng về đầu ra khi đã chăn nuôi được. Muốn nuôi chồn hương cho sinh sản không đơn giản. Người nuôi phải có kinh nghiệm nuôi chồn hương, hiểu rõ tập quán sinh trưởng của chúng, nhất là khâu chọn giống, chọn thức ăn và chuồng trại phải đúng quy cách. Anh Toại chia sẻ với bà con một số những cái kinh nghiệm, kỹ thuật anh đã đúc kết được trong quá trình vừa qua.

Yếu tố đầu tiên mà anh Toại muốn chia sẻ đến bà con là cách làm chuồng trại nuôi nhốt chồn hương. Nuôi chồn hương không cần nhiều diện tích, diện tích chuồng đạt chuẩn sẽ có chiều dài x chiều rộng là 80 cm, chiều cao 80 cm. Hầu hết các ô chuồng nuôi hiện nay đều làm bằng lưới sắt. Bà con cần chọn đúng loại lưới sắt có kích thước vừa phải để khi chồn đi vệ sinh, phân có thể lọt xuống và dễ dàng dọn sạch. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại rộng quá, bởi khi sinh sản, chồn con sẽ bị lọt xuống dưới gây hao hụt đản. Mặt đáy nên chọn loại lưới vuông ba là đẹp nhất, các mặt bên và mặt nắp có thể làm vuông hai hoặc vuông ba đều được. Trong chuồng nuôi, nên bố trí một cái gác xép, cách mặt đáy 50 cm và cách trần trên của chuồng khoảng 30cm.

Cách lựa chọn con giống là yếu tố rất quan trọng, nhất là đối với những người mới bắt đầu nuôi, ảnh hưởng đến thành bại của quá trình nuôi. Con giống khỏe mạnh thường có đôi thì mắt sáng mở to, tròn. Con yếu đôi mắt thường lời đờ và ít vận động. Giống đực nên chọn con đầu to, mặt to, chân tay to, bộ phận sinh dục phải rõ ràng. Con cái thân hình phải vuông vắn, bộ phận sinh dục và hai hàng vú phải đều. Giống chồn hương mặt trắng, giống lớn đang nuôi tại trang trại có nhiều ưu điểm so với giống chồn hương mặt đen, giống nhỏ ở miền Bắc nước ta, như: giống to, đẻ sai, nuôi con khéo đặc biệt là rất ham ăn.

Theo anh chia sẻ, khi được chăm sóc đúng kỹ thuật, chồn hương mặt trắng rất ít dịch bệnh vì sức đề kháng của giống vật nuôi này rất cao. Bà con nên tiến hành tiêm phòng vắc xin, đảm bảo yên tâm trong quá trình chăn nuôi. Trong quá trình chăm sóc nên cho ăn thêm lá sả để giúp ngăn ngừa bệnh giun sán.

Chế độ ăn đảm bảo đủ các chất như chất xơ, tinh bột, chất tanh. Để kích thích tính phàm ăn của chồn, trang trại của anh Toại đã áp dụng cho chồn ăn cá sống để bổ sung chất tanh. Ngoài rau, củ, quả, có thể bổ sung vào nguồn thức ăn cá rô phi sống, mổ sạch sẽ nội tạng hoặc cháo cá, cháo cổ gà cho ăn vào buổi tối.

Đến kỳ sinh sản, ngoài đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần chú ý bổ sung nguồn thức ăn tanh cho cả chồn đực và chồn cái. Một con chồn đực trưởng thành, mỗi lần có thể ăn hết một con cá khoảng tầm bằng 3 cho đến 4 ngón tay. Ngoài ra có thể bổ sung thêm trứng vịt lộn, gà con, vịt con từ hai cho đến ba lần trên một tuần. Để giúp chồn đực phối giống tốt, không bị hao sút cân trong mùa sinh sản, cần quan tâm, tăng khẩu phần ăn cho chồn đực.

Để con chồn hương mặt trắng giống lớn có thể lên giống khi đạt từ 10 đến 12 tháng tuổi, trong quá trình chăm sóc cần tuân thủ quy trình thức ăn dành cho con giống. Mùa hè có thể tắm thường xuyên cho chồn nhất là chồn đực, bớt mùi sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của con chồn hương giống đực.

Đối với thời thời tiết miền Bắc, cần giữ ấm cho chồn vào mùa động bằng nhiều phương pháp  như  đậy kín chuồng này, đậy mặt chuồng hoặc dùng bóng sưởi.

Anh cũng chia sẻ, mặc dù đây là loài vạt dễ nuôi, dễ chăm sóc nhưng để thành công với con vật này, người nuôi cần kiên trì và đam mê, nhiệt huyết. Tránh nuôi một cách tự phát, theo phong trào. Bà con cần thời gian để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, nhẫn nại trong quá trình nuôi bởi không thể đưa lại hiệu quả ngay lập tức.

Mạnh Nguyên