Từ một nông dân kiếm sống bằng làm thuê cho các gia đình chuyên trồng cây ăn quả và cây cà phê, ông Võ Thanh Hùng ở xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo đất xây dựng trang trại trồng keo, chăn nuôi bò và nhím cho thu hoạch hơn 700 triệu đồng mỗi năm. Ông vừa là chi hội trưởng nông dân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, sản xuất kinh doanh giỏi vừa tích cực tiên phong trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới.
Ông Lê Văn Chía ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thoát nghèo, nhanh vươn lên khá giả, với thu nhập bình quân hàng năm gần nửa tỷ đồng, anh được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền nhờ trồng loại trái cây đặc sản vú sữa bơ hồng cơm vàng.
Sau gần 30 năm khỏi nghiệp, ông Nguyễn Văn Phước ở xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cần cù, nhẫn nại, chí thú làm ăn, đúc kết kinh nghiệm, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã tạo dựng cơ nghiệp vững chắc. Mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp với chăn nuôi heo theo quy trình an toàn sinh học quy mô hộ gia đình của ông được hoàn thiện và đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Với ý chí và nghị lực của một người cựu chiến binh, ông Hoàng Văn Chất (bản Củ 2, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã trở thành người “tiên phong” trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Làng nghề nước mắm Do Xuyên – Ba Làng được hình thành từ đầu thế kỷ XX. Do Xuyên là làng đánh cá nhỏ thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từ lâu nước mắm Do Xuyên đã có tiếng tăm trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trước đây, Do Xuyên có đến 300 hộ làm nghề, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50 hộ vẫn còn duy trì sống bằng nghề làm mắm thủ công truyền thống. Và người có tâm huyết và đam mê, góp phần không nhỏ vào việc duy trì và phát triển nghề này phải kể đến ông Nguyễn Văn Tuyến( phường Hải Thanh, TX. Nghi Sơn).