Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang hình thành, phát triển nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với tỷ lệ nuôi thành công hơn đến 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất, vừa góp phần giải quyết được những hạn chế trong bảo vệ môi trường sinh thái. Tiên phong có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh bằng công nghệ tuần hoàn nước trong nhà màng (gọi tắt là RAS) của ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền, đưa lại nguồn thu nhập từ 1,2 đến 1,4 tỉ đồng/1ha/1 lứa.
Mô hình trồng cam Canh và ý chí vượt khó làm giàu của ông Dương Văn Dũng ở thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là động lực cho nhiều nông dân khác cũng phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương Bắc Sơn. Lựa chọn mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp với kỹ thuật mới, đến nay, ông Dũng đã có thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Lập nghiệp ở vùng biển Long Hải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng ông Lê Văn Đạt (ở khu phố Hải Tân, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) lại chọn nghề đan lát làm hướng phát triển kinh tế gia đình.
Bắt đầu bằng những hạt giống cây ít ỏi, đến nay, chị Phạm Thị Mai – một nông dân thế hệ 8X ở xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã sở hữu vườn dược liệu diện tích 15ha và một dây chuyền chiết xuất tinh dầu đưa lại lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng/năm.
Ông nông dân Nguyễn Thành An (sinh năm 1960, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến) được xem là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nhãn Ido trên vùng đất phèn ở vùng Tri Tôn, tỉnh An Giang. Do trồng nhãn theo hướng VietGAP, không sử dụng các loại hóa chất cấm, với 20 gốc nhãn Ido trồng thử nghiệm ban đầu trên đất phèn, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để xử lý vườn nhãn cho trái quanh năm và đã nhân rộng lên 5ha.