Lập nghiệp ở vùng biển Long Hải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng ông Lê Văn Đạt (ở khu phố Hải Tân, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) lại chọn nghề đan lát làm hướng phát triển kinh tế gia đình.
Bắt đầu bằng những hạt giống cây ít ỏi, đến nay, chị Phạm Thị Mai – một nông dân thế hệ 8X ở xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã sở hữu vườn dược liệu diện tích 15ha và một dây chuyền chiết xuất tinh dầu đưa lại lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng/năm.
Ông nông dân Nguyễn Thành An (sinh năm 1960, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến) được xem là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nhãn Ido trên vùng đất phèn ở vùng Tri Tôn, tỉnh An Giang. Do trồng nhãn theo hướng VietGAP, không sử dụng các loại hóa chất cấm, với 20 gốc nhãn Ido trồng thử nghiệm ban đầu trên đất phèn, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để xử lý vườn nhãn cho trái quanh năm và đã nhân rộng lên 5ha.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, anh Nguyễn Văn Khanh (ở ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đã sở hữu cánh đồng lúa rộng đến 120ha trồng 2 giống lúa Đài thơm 8 và Nàng hoa 9 với phân nửa diện tích trồng lúa VietGAP, mỗi năm thu lãi gần 10 tỷ đồng.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình (Xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy) ông Nguyễn Văn Thoa(1965) không gắn bó với nghề trồng lúa truyền thống mà tìm cho mình một lối đi riêng để đi lên giàu có từ 2 bàn tay trắng.