00:00 Số lượt truy cập: 2662380

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 

Được đăng : 14/02/2020

Từ năm 2016, Hội Nông dân tỉnh và Sở KH&CN xây dựng kế hoạch phối hợp với những nội dung như sau: Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn để tạo sự đồng thuận cao và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong sản xuất và đời sống. Trao đổi thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, về kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất từ các kết quả nghiệm thu đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp tỉnh và cấp cơ sở để phổ biến đến Hội viên nông dân.Phối hợp trong việc hướng dẫn nông dân tổ chức xây dựng đăng ký nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hàng hóa truyền thống, đặc sản, đặc trưng vùng miền nông thôn của làng nghề, nông, lâm, thủy sản,...Phối hợp xây dựng mô hình hướng dẫn, tập huấn và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với tổ chức triển khai đề tài, dự án đã được phê duyệt.

             Hội Nông dân tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung tuyên truyền và  vận động hội viên nông dân ứng dụng  tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các  phòng, ban đơn vị liên quan hợp đồng chuyển giao cho Hội Nông dân tỉnh ứng dụng, nhân rộng mô hình, đề tài cấp cơ sở và thực hiện đề tài, dự án mới đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch hằng năm.

Những kết quả đạt được.

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên tuyền, vận động hội viên nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn để tạo sự đồng thuận cao và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong sản xuất và đời sống. Kết quả trong những năm qua các cấp Hội đã tổ chức lồng ghép trong  các cuộc họp Ban chấp hành, Hội nghị sơ kết công tác Hội, các buổi sinh hoạt chi, tổ hội,  đã tuyên truyền 4.942 cuộc/ 172.973 lượt hội viên, nông dân tham dự.

Triển khai xây dựng mô hình hướng dẫn, tập huấn và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với tổ chức triển khai đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Phối hợp tổ chức 02 cuộc hội thảo khoa học quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc và hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” cho 180 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự.

- Tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân trước khi triển khai đề tài, gồm 6 cuộc tại 4 huyện Giồng Riềng, An Minh, Rạch Giá và An Biên, với 140 hội viên nông dân tham dự.

Hai ngành đã phối hợp trao đổi thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, về kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất từ các kết quả nghiệm thu đề tài, dự án các cấp để phổ biến đến hội viên, nông dân. Kết quả từ 2016 đến 2020, Hội Nông dân đã thực hiện 1 đề tài gồm: triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu một số đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tổng kinh phí 408.651.000đ. Trong đó, kinh phí sự nghiệp khoa học 172.772.000đ đến nay đã triển khai 7/7 mô hình tại 5 xã, phường thuộc 5 huyện Giồng Riềng, An Minh, U Minh Thượng, An Biên, thành phố Rạch Giá.

công tác xây dựng và triển khai các dự án khoa học và công nghệ tại địa phương.

Hội Nông dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu một số đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Ứng dụng kết quả nghiên cứu từ 07 đề tài, dự án khoa học công nghệ có hiệu quả và triển khai thực hiện tại các địa phương như sau:

- Mô hình Nuôi rắn ri voi: xã Đông Hưng B - huyện An Minh.

- Mô hình Trồng lúa trên nền đất nuôi tôm: xã Thạnh Yên A - huyện U Minh Thượng.

- Mô hình Nuôi ba khía: xã Nam Thái, huyện An Biên.

- Mô hình Trồng Sen: xã Vĩnh Phú - huyện Giồng Riềng.

- Mô hình Trồng Huệ trắng: xã Phi Thông - TP. Rạch Giá

- Mô hình Trồng nấm rơm: xã Ngọc Chúc - huyện Giồng Riềng.

- Mô hình Xử lý nước: Trường Trung học Đông Hưng B - huyện An Minh.

Trước khi thực hiện, Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành tập huấn kỹ thuật và  phổ biến kết quả các mô hình. Kết quả tổ chức được 7 cuộc/ 300 lượt nông dân tham dự. Hoàn thiện 07 quy trình phù hợp với điều kiện từng địa phương.

hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ.... đối với các nông sản địa phương

Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương HNDVN, của Tỉnh ủy Kiên Giang, Hội Nông dân Tỉnh Kiên Giang, đã phối hợp với Sở KHCN, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương tập huấn và hướng dẫn Hội Nông dân  các cấp về việc đăng ký, các bước thủ tục xin được cấp giấy chứng nhận nhản hiệu tập thể cho nông sản là thế mạnh của địa phương.

Từ năm 2012 đến nay Cục sở hửu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tập thể cho sản phẩm Nông sản của địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Hội Nông dân cấp xã, cấp Huyện làm chủ sở hữu là 16 sản phẩm và có 270 hộ đăng ký sử dụng nhãn hiệu.

Để có được sản phẩm được công nhận, Hội Nông dân các cấp (chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể) phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng thuộc Sở KHCN Kiên Giang đã tổ chức khảo sát quy trình sản xuất, chất lượng, khả năng tiêu thụ, nhu cầu về sở hữu công nghiệp từ các hộ trồng trọt, sản xuất, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn và gửi đi phân tích các chỉ tiêu lý, hoá cần thiết.

- Việc xây dựng quy chế quản lý sử dụng và phát triển, bảo vệ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Sau khi được cấp nhãn hiệu tập thể Hội Nông dẫn tỉnh chỉ đạo cho các cấp Hội Nông dân xã, huyện thị thành là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể được công nhận tiến hành vận động và  thành lập tổ hợp tác sản xuất. Sau 01 năm đến 02 năm hoạt động, tổ hợp tác đã chuyển sang mô hình HTX sản xuất gắn với hình thức hoạt động là chi hội ngành nghề.

Nhìn chung, với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và Hội Nông dân tỉnh, trong năm qua, công tác phối hợp hoạt động giữa hai ngành được tổ chức đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đạt hiệu quả, thiết thực. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội, trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, đời sống, kinh doanh, dịch vụ của nông dân. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong tỉnh.

Trình Vi