00:00 Số lượt truy cập: 3016025

Lai Châu : Công tác phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Hội Nông dân tỉnh 

Được đăng : 14/02/2020

5ae6459e999e4c26a6274c651f5dcf64

Công tác phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Hội Nông dân tỉnh được thực hiện trên cơ sở. Chương trình phối hợp số 12/CTr-SKHCN-HND ngày 28 tháng 3 năm 2016 giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Khoa học và Công nghệ Lai Châu về phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn (2016-2020). Hàng năm hai ngành thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn, nông nghiệp. Kết quả chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất cho hội viên nông dân đã dần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, năng lực thâm canh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. 

I.    Kết quả thực hiện

1. Công tác tuyên truyền

Hoạt động tuyên truyển được đẩy mạnh thông qua các hình thức thông tin khá đa dạng như: Thông tin KH&CN (định kỳ), (trung bình 5 số/năm, 415 cuốn/số); các Bản tin KH&CN: Bản tin chọn lọc Kinh tế, xã hội, KH&CN; Bản tin KH&CN phục vụ Nông nghiệp, Nông thôn, 12 số/năm; Chuyên mục Khoa học và đời sống trên sóng phát thanh - truyền hình (06 số/năm, mỗi số từ 10-15 phút); 01 kỷ yếu đề tài, dự án KH&CN; 01 kỷ yếu sáng kiến cấp tỉnh. Thông qua các hình thức tuyên truyền đã kịp thời cập nhật các thông tin phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giới thiệu các tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến bạn đọc, thông tin kịp thời kết quả triển khai các đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh.
Các trang thông tin điện tử của Sở KH&CN như: Thư viện điện tử KH&CN, trang thị trường công nghệ, trang thông tin điện tử tổng hợp của Sở KH&CN đã cập nhật các thông tin phục vụ nhu cầu tra cứu tài liệu, thông tin cho độc giả, trong đó có nhiều tài liệu phục vụ cho người nông dân. Cập nhật 06 sản phẩm chủ lực của tỉnh, 04 sản phẩm gạo (Séng Cù, Tẻ Râu, nếp tan Co Giàng, Khẩu Ký); 02 sản phẩm chè (chè Tam Đường, chè Tân Uyên) trên trang Thông tin thị trường công nghệ.

Cuốn Thông tin Nông dân Lai Châu thường xuyên dành chuyên trang giới thiệu nông nghiệp, gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các bài viết hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi. Từ năm 2016 đến nay Hội Nông dân tỉnh biên tập phát hành được 6 số với 8.400 cuốn làm tài liệu tuyên truyền, sinh hoạt tại các chi Hội.

2. Công tác tập huấn

Hai ngành đã phối hợp tổ chức 04 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất các loại nấm, kỹ thuật xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi gia súc cho 180 hội viên hội nông dân tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ; tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật cho 22 mô hình làm nấm ăn quy mô hộ gia đình cho 22 hộ dân tại hai huyện Than Uyên, Tam Đường. Phối hợp với UBND xã Bản Giang, huyện Tam Đường hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các hộ dân trồng cây sả java xen chè để thu tinh dầu.

Trong các năm qua sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các lớp tập huấn cho trên 1.600 lượt người dân trong tỉnh nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản; thông qua các dự án đã xây dựng gần 70 mô hình với diện tích trên 300 ha các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp và tạo thêm việc làm cho khoảng 600 lao động ở khu vực nông thôn. Kết quả các mô hình ứng dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật thâm canh có năng suất tăng từ 30% so với sản xuất đại trà, nhận thức người nông dân có chuyển biến tích cực, một số giống cây lượng thực có khả năng thích nghi với điều kiện vùng sản xuất bổ sung cơ cấu cây trồng cho địa phương. Tư vấn, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chuối, dược liệu.

Tham mưu UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức hội thảo Hội thảo khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển KH&CN tại Lai Châu qua đó giúp định hướng mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, định hướng phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới trong đó chú trọng các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Phối hợp với UBND huyện Mường Tè, Sìn Hồ tổ chức Hội nghị giao ban hoạt động KH&CN cấp huyện năm 2018, 2019, trong đó có khách mời là những người dân đang trực tiếp sản xuất. Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe các nhà quản lý, nhà khoa học tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và giới thiệu các mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT có khả năng áp dụng tại Lai Châu.

Từ năm 2016 đến năm 2019, Trung tâm Dậy nghề và hỗ trợ việc làm, Hội Nông dân tỉnh đã mở được 87 lớp đào tạo nghề cho 2.668 lao động nông thôn trong tỉnh trong đó: Ngành nghề nông nghiệp 79 lớp cho 2.427 học viên chủ yếu là kỹ thuật trồng cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rau, lâm sinh, trồng cây dược liệu, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trồng cây công nghiệp chè; Nghề phi nông nghiệp 08 lớp (01 lớp sửa chữa xe máy, 01 lớp cắt may, 06 lớp sửa chữa máy nông nghiệp) cho 241 học viên. Thông qua việc triển khai cho vay  triển khai các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Hội Nông dân tỉnh đã tập huấn 22 lớp về kỹ thuật chăn nuôi trâu, nuôi dê, nuôi ngựa bạch sinh sản, nuôi thỏ làm nguyên liệu sản xuất vacxin, nuôi gà thương phẩm …cho 880 học viên.

3. Công tác triển khai các dự án khoa học công nghệ, xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cho nông dân

Giai đoạn 2016 - 2020, công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang triển khai 43 đề tài, dự án (33 đề tài, dự án cấp tỉnh, 10 dự án quốc gia).

- Phối hợp, triển khai 10 đề tài, dự án cấp quốc gia thuộc bao gồm: Tổng hợp đề xuất đặt hàng dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, Chương trình Tây bắc của các tổ chức trong và ngoài tỉnh. Triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước (08 nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi; 02 nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây Bắc trên địa bàn tỉnh).

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra định kỳ các dự án Chương trình Nông thôn miền núi: “Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo đặc sản địa phương (Khẩu Ký, Tẻ Râu) của tỉnh Lai Châu nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh”; “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi Trâu bản địa năng suất, chất lượng cao và phát triển chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”; “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng chè nguyên liệu cho chế biến chè Olong và chè xanh chất lượng cao tại tỉnh Lai Châu”; “Chuyển giao công nghệ buồn lọc nước đa tầng để xử lý nước mặt, nước ngầm thành nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu”.

Tham mưu và tổ chức đoàn công tác phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm gạo đặc sản địa phương (Khẩu ký, Tẻ râu) của tỉnh Lai Châu thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu sô giai đoạn 2016 – 2025”. Kết quả cuộc làm việc đã thống nhất địa điểm và phương án thực hiện các mô hình dự án  tại các huyện Tam Đường, Tân Uyên và Phong Thổ. 

Phối hợp cùng Văn phòng Chương trình Tây Bắc nghiệm thu mô hình trình diễn Nhà sàn xây dựng từ vật liệu Tre ép khối thuộc đề tài “Nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ sản xuất tre ép khối chất lượng cao thay thế gỗ rừng tự nhiên làm vật liệu xây dựng và nội thất cho đồng bào vùng Tây Bắc” thuộc chương trình Tây Bắc. Kết quả đánh giá mô hình đảm bảo vượt kích thước yêu cầu Hợp đồng, chất liệu gỗ ép bước đầu được đánh giá phù hợp để làm khung, cột và vách ngăn nhà sàn.

Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:

Tổ chức triển khai, thực hiện 33 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh: Trong đó có 30 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 69,8% (trong đó 14 đề tài, dự án đã nghiệm thu). Các đề tài, dự án tập trung vào các vấn đề như các tiến bộ về giống, kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi được tập trung ứng dụng và chuyển giao các quy trình kỹ thuật tiến bộ cho nông dân như kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh, kỹ thuật canh tác tối thiểu hướng tới sản xuất ngô bền vững trên đất dốc. Đồng thời tập trung hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc một số loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao phát huy lợi thế của tỉnh Lai Châu góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung như cây ăn quả lê, đào; khoai sọ Nậm Khao; lúa Séng Cù, Tả Cù, Khẩu Hốc, Nếp Tan Co Giàng, Tẻ Râu, Khẩu Ký; Chè chất lượng cao; Macca; nuôi cá tầm thương phẩm trong lồng tại vùng lòng hồ thủy điện và trứng cá tầm muối; thử nghiệm một số giống lúa, ngô chịu lạnh chịu hạn.... Đặc biệt là trong trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như Sâm Lai Châu, Tam Thất Hoang, Đỗ trọng, bảy lá một hoa, Lan Kim Tuyến, Khôi Nhung.... Kết quả thực hiện các đề tài dự án đã giúp người nông dân có chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; một số giống cây lượng thực có khả năng thích nghi với điều kiện vùng sản xuất bổ sung cơ cấu cây trồng cho địa phương. Ngoài ra, kết quả của các đề tài, dự án là những luận cứ khoa học xác thực cung cấp cho lãnh đạo các cấp trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản.

Lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn: 11 đề tài, chiếm 25,6% (02 đề tài đã được nghiệm thu). Các đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể của 13 dân tộc, thực trạng phụ nữ xuất cảnh trái phép, đánh giá thực trạng cơ chế chính sách đặc thù thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Lai Châu, nghiên cứu biên soạn cuốn sách địa chí tỉnh Lai Châu, đánh giá thực trạng các mô hình du lịch cộng đồng, thực trang hôn nhân cận huyết và tảo hôn, chuỗi giá trị của các hàng hóa nông sản, biên soạn bộ chữ viết của dân tộc Hà Nhì, thực trạng an sinh xã hội và các hủ tục đang tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã và sẽ cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ các cấp lãnh đạo, các ngành trong việc xây dựng, hoạch định các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội, các ngành, lĩnh vực của tỉnh đặc biệt phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Từ nguồn ngân sách khoa học tỉnh, năm 2016 đến nay Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện 01 dự án Khoa học: "Chuyển giao kỹ thuật chế biến thức ăn cho trâu, bò từ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh tại huyện Phong Thổ và Sìn Hồ". Nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi trâu bò dựa hoàn toàn vào tự nhiên dần sang phương thức nuôi nhốt, người nuôi chủ động cung cấp thức ăn cho trâu bò thông qua thu gom, chế biến, dự trữ; qua đó kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi dễ dàng hơn. Từng bước, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi đại gia súc, giảm thiểu tổn thất cho người nông dân do trâu bò chết vì đói, rét trong mùa Đông.

4. Công tác hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ đối với nông sản địa phương

Giai đoạn 2016 - 2020 đã xây dựng và xác lập được 06 nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông sản (gạo Séng Cù, gạo Tẻ râu, gạo Khẩu Ký, gạo Nếp Tan Co Giàng, chè Tam Đường, chè Tân Uyên), đây cũng là kết quả từ các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh, cấp nhà nước. Ngoài ra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho 15 tổ chức, cá nhân cho các sản phẩm rượu, sản xuất nước lọc, vật liệu xây dựng, dịch vụ cung cấp nước, chuối, hoa, bánh, thổ cẩm, cá... và hướng dẫn 01 đơn vị hoàn thiện hồ sơ xin gia hạn văn bằng bảo hộ.

Tham mưu tổ chức 03 Hội đồng thẩm định, xét duyệt hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị “Máy ép gạch Tezzazo Ht OP5” của Công ty TNHH một thành viên Thương mại & Xây dựng Quốc Tuấn, "Dây chuyền công nghệ sản xuất tôn 1 tầng 11 sóng và máy chấn góc Phú Sơncủa Công ty TNHH Phát triển CN&TM Thủy Nam và “Ứng dụng và đổi mới công nghệ chế biến chè xanh thành phẩm” của Công ty TNHH chè Shan Trúc Thanh. Thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ với tổng kinh phí 900 triệu đồng cho 03 đơn vị theo Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Ban hành quy chế hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

II. Đánh giá chung.

Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đã bám sát chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh về khoa học và công nghệ; định hướng phát triển các vùng kinh tế của tỉnh và nội dung chương trình phối hợp giữa hai ngành để tổ chực triển khai thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm, tạo điều kiện để Hội Nông dân tỉnh xây dựng và chủ trì thực hiện một số đề tài, dự án khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ nông dân. Công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề cho nông dân tiếp tục được triển khai và ngày càng nâng cao chất lượng.

         Từ năm 2016 đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; số lượng nhiệm vụ KH&CN đề xuất, đặt hàng từ các sở ban ngành, huyện/thành phố tăng qua các năm; hiệu quả của hoạt động nghiên cứu ứng dụng được nâng cao, có sự gắn bó chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội, góp phần tạo ra sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù địa phương đã được xây dựng và xác lập (gạo Tẻ râu, gạo Khẩu Ký, gạo Nếp Tan Co Giàng, chè Tam Đường, chè Tân Uyên), góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hóa và thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng.

Kết quả từ các đề tài, dự án góp phần mang lại những nhận thức mới, xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định các chủ trương, chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu quả kinh tế tăng năng suất lao động, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân, dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực vào sản xuất; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân;... Tập trung nâng cao hiệu quả các sản phẩm chủ lực của địa phương như: chè, dược liệu, gạo chất lượng cao, cá nước lạnh… Góp phần nâng cao dân trí, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; tăng cường an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

 

Trình Vi