00:00 Số lượt truy cập: 3015928

Một số kết quả Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020 

Được đăng : 06/05/2020

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2016- 2020; 5 năm qua công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đông đảo cán bộ, hội viên nông dân về ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết đặc biệt của KHCN với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời hội nhập, để hội viên nông dân hiểu và biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống luôn được chú trọng, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Đã chú trọng hình thức lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội ở cơ sở, các lớp truyền thông, hội thi. Kết quả, trung bình hàng năm các cấp Hội đã phối hợp và trực tiếp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hàng 100.000 lượt hội viên nông dân.

Cùng với hình thức tuyên truyền miệng, qua sinh hoạt, hội nghị, hai bên đã thường xuyên viết và đưa tin, bài về các hoạt động ứng dụng KHCN, phổ biến các kết qủa của các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và TW; đặc biệt là trên Tờ tin và Website của Hội Nông dân tỉnh và Tạp chí Khoa học – Công nghệ của Sở. Hàng tháng, Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp cho Hội Nông dân tỉnh270 cuốn tạp chí Khoa học và công nghệ; Tờ tin Hội Nông dân tỉnh phát hành 2 tháng/số, 1.500 quyển/số. Các ấn phẩm này cùng các tờ rơi, băng đĩa hướng dẫn kỹ thuật được cấp đến các cấp Hội ở cơ sở, đảm bảo phục vụ sinh hoạt, nghiên cứu, tuyên truyền liên tục, mọi lúc mọi nơi.

Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trong 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan đơn vị chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT đến hội viên nông dân. Bình quân mỗi năm, Hội phối hợp tổ chức tập huấn từ 100 đến 120 buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hàng trăm ngàn lượt hội viên, nông dân tham dự; hàng 10 hội thảo đầu bờ cho hàng ngàn lượt người tham gia, tham quan học tập. Riêng đối với cấp tỉnh, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức 01 – 2 lớp tập huấn về xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa cho 100 đến 200 hội viên, nông dân; 3-4 lớp tập huấn phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới phục vụ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho 300 đến 400 hội viên nông dân tham gia.Từ năm 2016 đến nay Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở KH&CN hướng dẫn, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản cho 19 tập thể, cá nhân trong tổ chức Hội. Đến nay đã có19 sản phẩm do nông dân sản xuất; trong đó có 12 nhãn hiệu đã được công nhận (Hội Nông dân tỉnh chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể Bánh ít lá gai Bình Định, Hội Nông dân cấp huyện chủ sở hữu 2 nhãn hiệu tập thể, Hội Nông dân cấp xã chủ sở hữu 9 nhãn hiệu tập thể); còn 7 nhãn hiệu đang chờ công nhận.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh tổ chức 5 cuộc thi “Sáng tạo nhà nông”; Các giải pháp gồm nhiều lĩnh vực như: cơ khí, trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ sinh học, ngành nghề nông thôn, môi trường….Các giải pháp dự thi đều được đầu tư công phu, khoa học, theo quy trình chặt chẽ, thiết thực, gần gũi, dễ áp dụng, nhân rộng. Một số giải pháp tuy không phải là sản phẩm hoàn toàn mới của nông dân nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế trong lao động sản xuất, bà con đã phát huy tính sáng tạo, cải tiến sản phẩm để trở thành sản phẩm của mình nhằm giảm chi phí về vật tư, sức lao động, góp phần tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trải qua 5 lần tổ chức cuộc thi có 62 giải pháp dự thi trong đó có 4 giải nhất,6 giải nhì,11 giai 3 và 16 giải khuyến khích.

Chương trình phối hợp đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho đông đảo cán bộ, hội viên nông dân về ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết đặc biệt của KHCN với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời hội nhập, thời đại “4.0”; để hội viên nông dân hiểu và biết áp dụng vào sản xuất và đời sống; từng bước xây dựng hình ảnh người nông dân trong thời đại mới; có kiến thức, năng lực tiếp cận với nền khoa học hiện đại để sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình phối hợp đã tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của 2 ngành; thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ đã từng bước đi vào cuộc sống khu vực nông dân, nông thôn; chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ làm công tác Hội và phong trào nông dân được nâng lên; góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.