00:00 Số lượt truy cập: 2667574

Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh hoạt động công tác khoa học công nghệ phục vụ nông dân 

Được đăng : 03/04/2020

Thông qua các buổi sinh hoạt của chi, tổ; các hội thi điển hình như “Hội thi Nhà Nông đua tài”; các câu lạc bộ, hội thảo,Đài Phát thanh địa phương, trên các trang website, Zalo, Fanpage, các bản tin hàng tháng của hai cơ quan, đưa tin những mô hình  trồng trọt, chăn nuôi đã ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả … Kết quả trong giai đoạn 2016 -2020, đã tổ chức được trên 3.000 buổi tuyên truyền với trên 87.000 lượt hội viên nông dân tham gia; phối hợp đài phát thanh truyền hình thực hiện trên 400 tin, phóng sự tuyên truyền về công tác ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp…Qua công tác tuyên truyền, cán bộ, hội viên, nông dân đã thấy được vị trí, vai trò và tác dụng to lớn của khoa học và công nghệ, qua đó hội viên, nông dân đã tích cực tự giác ứng dụng trong sản xuất, nâng cao đời sống, đồng thời hiểu rõ hơn những thời cơ, thách thức trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều nông dân đã sáng kiến trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với việc tuyên truyền, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trong nông dân thông qua các hình thức: Mở các lớp tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; xây dựng nhân rộng các mô hình trình diễn… Hướng dẫn hội viên nông dân chủ động cải tạo ao, vườn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên v.v…Kết quả các huyện, thị và cơ sở Hội phối hợp tổ chức được 4.312 lớp tập huấn cho 172.480  lượt cán bộ, hội viên, nông dân về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; kỹ thuật chọn giống và quy trình cải tạo, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật tưới nhỏ giọt, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến nông sảng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV;  kỹ thuật trồng dưa lưới ; kỹ thuật trồng rau thủy canh trong nhà màng; kỹ thuật chăn nuôi theo phương pháp đệm lót sinh học; bioga....v.v.. Tổ chức trên 853 lượt hội viên nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao thuộc các tỉnh lân cận như mô hình trồng nấm; mô hình cây ăn trái; mô hình trồng lan, mô hình trồng rau thủy canh, mô hình trồng dưa lưới; tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao; tham quan mô hình chăn nuôi, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản..vv. Sau chuyến đi, nhiều hộ nông dân đã áp dụng các mô hình được học tập đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như sản xuất rau thủy canh, sản xuất dưa lưới, trồng hoa lan, trồng nấm, nuôi dêv.v.Trong những năm qua Hội Nông dân tỉnh  đã tổ chức và tham gia hội thi kiến thức nhà nông tại một số tỉnh, qua hội thi giúp cho  Hội viên nông dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những chủ trương, Nghị quyết, chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, và nông thôn trong giai đoạn hội nhập và phát triển, thông qua hội thi tạo điều kiện cho cán bộ Hội viên nông dân giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất, công tác xây dựng tổ chức Hội.

          Bám sát nội dung chương trình phối hợp đã ký kết, hàng năm Hội Nông dân chủ động đề xuất với Sở khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả... Trên cơ sở đó, Sở Khoa học công nghệ cân đối các nguồn lực, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các hoạt động của từng năm, kết quả qua các năm thực hiện đã đạt được như sau:

+ Triển khai 05 mô hình “Xây dựng và phát triển vùng rau an toàn đạt chứng nhận VietGap” trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, Bình Long, huyện Phú Riềng. Kết quả đã cấp giấy chứng nhận trong tháng 11/2017.

+ Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước và chuyển giao kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho các loại cây công nghiệp, ăn trái trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bình Long.

+ Xây dụng mô hình áp dụng biện pháp IPM và sử dụng hữu cơ sinh học trên cây tiêu theo hướng bền vững tại Bù Gia Mập.

+ Xây dựng mô hình chuyển giao giống dê Boar nhằm nâng cao chất lượng đàn dê thịt trên địa bàn huyện Hớn Quản.

+ Ứng dụng chế phẩm sinh học vào việc xử lý lá cây điều làm phân hữu cơ và chống xói mòn của thị xã Phước Long.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng quy trình chăm sóc vườn cây có múi theo quy chuẩn, mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh trên địa bàn các huyện Chơn Thành, Hớn Quản.

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh thích hợp cho 02 xã nông thôn mới (giai đoạn 2) trên địa bàn huyện Chơn Thành.

Qua việc trình diễn mô hình điểm, các mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân như mô hình chăn nuôi theo phương pháp sinh học đã đảm bảo vệ sinh môi trường, không có mùi hôi, không làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quang khu vực chăn nuôi đàn heo, đàn gà được nuôi trên nền đệm lót phát triển tốt; mô hình tưới nước bằng năng lượng mặt trời thì cơ chế vận hành hệ thống tưới khá đơn giản, không tốn nhiều công sức và thời gian trong việc chăm sóc cây trồng, độ ẩm trong vườn đồng đều rất thuận lợi cho cây phát triển; mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng giúp cây phát triển rất tốt, sản phẩm đạt chất lượng, ít bị sâu bệnh, bên cạnh đó còn bảo vệ được môi trường đất, môi trường nước thông qua giảm sử dụng các thành phần gây thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước trong phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật khó phân hủy....

Hàng năm, căn cứ Công văn hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh về đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghê. Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các ban, đơn vị cứu xây dựng các dự án, đề tài để đăng ký với Sở Khoa hoc và công nghệ, cụ thể như:

+ Xây dựng  2 dự án gồm “Xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap sử dụng phân hữu cơ vi sinh tự ủ” trên diện tích 40,5 ha /11 hộ tại Đồng xoài, Lộc Ninh, Bình Long và “So sánh hiệu quả bảo vệ môi trường giữa Hầm Biogas và Đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo”. Hiện nay, các mô hình đang được nhân rộng trong các hợp tác xã trong vùng và các khu vực lân cận.

+ Xây dựng 02 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đã triển khai thực hiện gồm: “Nghiên cứu quản lý bền vững bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su tiểu điền do nấm Phytophthora spp. trên dịa bàn tỉnh Bình Phước” và “Nghiên cứu chế biến thức ăn thông qua phương pháp ủ men trong nuôi cá rô phi trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.

+ Xậy dưng 01 dự án “áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với chất giữ ẩm AMS – 1 và bón phân hữu cơ sinh học cho cây Hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.

+  Xây dựng 01dự án “phát triển vùng rau an toàn đạt chứng nhận VietGap”.

Căn cứ hướng dẫn cuả Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về hưởng ứng cuộc thi nhà nông sáng tạo. Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy tư duy sáng tạo của hội viên nông dân tỉnh nhà, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ  tổ chức triển khai và bình chọn giới thiệu sản phẩm dự thị “ sáng tạo kỹ thuật nhà nông” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, năm 2019 Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dưng kế hoạch để tổ chức cuộc thi Nhà nông sáng tạo dự kiến tổ chức trong tháng 6/2020 và trao giải vào tháng 10/2020.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho hội viên nông dân xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ.  Qua các lớp tập huấn  đã nâng cao trình độ nhận thức của hội viên, nông dân trong xây dựng thương hiệu và đăng ký chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Kết quả đã Xây dựng đươc nhãn hiệu hồ tiêu Lộc Ninh, dê Bình Long, xoài cát Lộc Ninh.... đồng thời, hướng dẫn cho nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý cho điều, tiêu Bình Phước, đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm cho 05 hội viên nông dân.

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho hội viên nông dân được tham quan, học tập, kinh nghiệm  các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tinh tổ chức 8 đoàn đi tham học tâp kinh nghiêm các mô hình Trồng cây ăn trái, trồng lan, trông nấm, trồng rau thủy canh, dưa lưới ............. tại các tỉnh Bến Tre, Nghệ An, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang .....

Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chương trình phối hoạt động giữa Hội Nông dân và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh, đã nhận được sự quan chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của 02 đơn vị làm cho các hoạt động ngày càng mở rộng, khẳng định hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Việc thực hiện Chương trình phối hợp đã đem lại hiệu quả về kinh tế một cách rõ rệt cho nông dân. Các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng, chuyển giao trong phạm vi Chương trình đã tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại giá trị thực sự cho người nông dân. Thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao KHCN cho nông dân, đã từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người nông dân, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng, đầu tư công nghệ mới nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa; nông dân đã biết liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân làm khoa học công nghệ. Chương trình phối hợp đã giúp cho nông dân tăng cường kiến thức, năng lực ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, qua đó đã giảm nhiều việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý; việc nông dân ý thức và tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh góp phần làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.

BP.