00:00 Số lượt truy cập: 2637529

Hướng dẫn kỹ thuật làm giá thể trồng cây Lan 

Được đăng : 08/10/2021

unnamed1234

1.   Dùng đá pumice

Đá Pumice là vật thể trơ, không chứa mầm bệnh, pH trung tính, không chứa chất độc, có thể sử dụng trồng lan ngay khi mua về. Đồng thời độ pH trung tính, không chứa mầm bệnh bên trong nên rất phù hợp cho rễ cây phát triển. Muốn giữ ẩm tốt hơn khi trồng lan, có thể trộn đá pumice với vỏ cây thông, rêu rừng hay với mùn xơ dừa đã xử lý sạch mầm bệnh và côn trùng gây hại.

2. Vỏ thông trồng lan

Dùng vỏ thông làm giá thể trồng lan được nhiều sử dụng, vì vỏ thông khả năng giữ ẩm tốt. Vỏ thông tạo cho giá thể nhiều không gian rỗng, thoáng khí và thoát nước cao. Đồng thời có khả năng dự trữ được dinh dưỡng và muối khoáng khi bón phân. Vỏ thông có chứa chất resin, có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm bảo vệ bộ rễ cây. Vỏ được kết hợp trộn với đá bọt để tăng độ thông thoáng, đảm bảo sạch bệnh rễ lan phát triển mạnh hơn. Vỏ thông đã qua xử lý thích hợp với lan hồ điệp, phi điệp.

Cách xử lý vỏ thông

Mua vỏ thông đã qua xử lý trồng được ngay, nếu chưa xử lý cần phải xử lý triệt để rồi đem trồng.

Bước 1: Mua vỏ thông chặt nhỏ kích thước 2cmx 2cm, đem ngâm no nước sạch khoảng 3-4 ngày, cho đến khi vỏ thông chìm và hút no nước.

Bước 2: Vớt vỏ thông đem ngâm vỏ thông vào nước vôi bão hòa 1 ngày để nước vôi ngấm vào trong vỏ thông diệt nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.

Bước 3: Sau khi ngâm nước vôi xong, rửa sạch vỏ thông bằng nước sạch, sau đó ngâm vỏ thông trong nước sạch  2 ngày, cứ 6 giờ thay nước mới 1 lần để thải hết nước vôi.

3. Mụn-xơ dừa trồng lan

Ưu điểm cógiá thành rẻ, dễ tìm kiếm, trọng lượng nhẹ, khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp trồng các loại lan Dendro, Vũ nữ,…

Trong vỏ dừa có chứa hàm lượng Tanin cao, khi sử dụng loại giá bằng mụn dừa phải xử lý sạch và kết hợp với vỏ thông, đá bọt pumice tạo thành hỗn hợp giá thể tốt.

Cách xử lý mụn xơ dừa

Ngâm mụn xơ dừa trong nước sạch 3 ngày. Sau đó vớt ra đem ngâm với nước vôi bão hòa 3 ngày.  Đem đổ nước vôi trong ngâm tiếp 7 ngày với nước sạch, mỗi ngày thay nước sạch 2 lần để thải hết vôi, sau đó đem dùng.

4. Dùng thân cây Dớn

Dùng thân cây Dớn trồng lan hút ẩm rất tốt, không có rêu, nên được nhiều người ưa chuộng để làm giá thể trồng lan.

Cách xử lý dớn trước khi trồng

Bước 1: phơi khô, sau đó ngâm trong nước ít nhất 1 giờ.

Bước 2: Vớt ra trong nước vôi bão hòa 3 ngày để loại bỏ nấm bệnh. Vớt ra Ngâm tiếp trong nước sạch 7 ngày liên tục, mỗi ngày thay nước sạch 2 lần.

Bước 3: Phơi khô dớn phun thuốc phòng nấm đem sử dụng.

5. Dùng than củi trồng lan

Than củi có giá rẻ và dễ mua,  chứa hàm lượng carbon cao không có mầm bệnh, than củi hút nước vừa phải, hấp thụ dinh dưỡng tốt. Than củi phù hợp với những giống lan ưa khô.

Cách xử lý than trước khi trồng lan:

Than để trồng lan được đốt từ củi cháy hoàn toàn, mua về đem ngâm nước sạch 3 ngày để no nước, cần thay nước sạch 2 lần/ngày giảm lượng acid trong than. Sau đó ngâm than trong nước vôi loãng ít nhất 1 ngày để loại bỏ mầm bệnh rồi ngâm lại với nước sạch liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày thay nước 2 lần để loại bỏ sạch vôi, sau đó đem dùng.

6. Gỗ ghép lan

Gỗ là giữ nước rất kém, chỉ thích hợp với những giống lan ưa khô.  Khi ghép lan trên gỗ,  cần ghép thêm rêu rừng đã xử lý sạch mầm bệnh, phải tười nước thường xuyên giữ ẩm.

Cách xử lý gỗ

Chỉ dùng những cây gỗ không có nhựa độc, phơi khô bóc sạch vỏ, phun thuốc diệt nấm, mốc…, đem ngâm lại với nước sạch 1 ngày đem dùng.

T.Khuyên