00:00 Số lượt truy cập: 2662652

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa chuột 

Được đăng : 10/11/2021

 

1. Đặc điểm câydưa chuột

Dưa chuột, tên khoa học là Cucumis sativus, miền Nam gọi là dưa leo, là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Dưa chuột là một loại quả chứa rất nhiều các loại Vitamin cần thiết cho cơ thể như: A,B1,B2, B6, C, D, canxi, kali, axit folic… Chính vì vậy mà dưa chuột được xem như loại rau xanh không thể thiếu trong các bữa ăn, đồng thời có tác dụng như mỹ phẩm tự nhiên cho việc làm đẹp của con người.

- Rễ: Rễ chùm, phân bố ở tầng đất mặt 30-40cm

            - Thân: Thân dài trung bình 1-3 m, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít hay nhiều tùy giống. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định

            - Lá:Lá đơn to, mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuốn lá rất dài 5 -15cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.

            - Hoa: Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.

- Quả: Quả còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm) khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở

- Hạt: Hạt có màu trắng ngà, trọng lượng 1000 hạt từ 20-30g , trung bình có từ 200-500 hạt trên trái.

2. Thời vụ trồng

- Vụ xuân: gieo từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4 dương lịch

- Vụ hè thu: gieo từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 dương lịch (trái vụ)

- Vụ đông: gieo từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch.

3. Làm đất trồng cây

- Chọn đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 5,5 đến 6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu bí.

- Đất trồng dưa chuột phải cày bừa kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3 m, rãnh rộng 0,3 m.

- Sau khi lên luống, rạch 2 hàng với khoảng cách 60 - 70 cm, cách mép luống 20 - 30 cm rồi bón phân vào hàng hoặc vào từng hốc.

Trồng cây: Chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc, cho chặt gốc.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Ươm giống:

- Sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60  45cm với số lượng 60 hốc/khay.

Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).

- Hạt ngâm trong nước ấm 35 - 400C (nước pha ấm với tỷ lệ 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh) trong thời gian 3 giờ, sau đó gói hạt bằng khăn ẩm bọc trong túi nylon để nơi ấm áp. Trời lạnh sau khi ủ 2-3 ngày hạt sẽ nứt nah, trời nóng chỉ 1 ngày hạt sẽ nứt nanh. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào khay bầu đã chuẩn bị sẵn, mỗi hốc 1 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngày đều phải tưới giữ ẩm cho cây cho đến trước khi trồng 1 ngày thì ngừng tưới.

- Lượng hạt gieo cho mỗi hecta: 600 - 800gam/ha

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Mật độ: 30.000 - 33.000 cây/ha;

- Khoảng cách: Cây cách cây: 50-60 cm trong vụ xuân, 35-40 cm trong vụ hè thu, 40 - 45 cm trong vụ đông.

Hàng cách hàng: 70 cm với tất cả các vụ trồng.

- Trồng cây:

+ Cây giống được chuẩn bị trước trong vườn ươm có 4-5 lá thật, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

+ Trước khi trồng cần tưới đẫm nước và mặt luống, sau đó để ráo mặt luống tiền hành trồng cây.

+ Dùng que có đầu nhọn hoặc dầm tạo lỗ vừa gốc cây, sau đó trồng cây vào, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh gốc tạo độ chặt, sau đó tưới đẫm nước cho cây.

- Bón phân: Lượng phân bón như sau:

Loại phân

Số lượng

(kg/ha)

Bón lót

(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng hoai mục

30.000

100

-

-

-

Hoặc Phân hữu cơ sinh học

3000

100

 

 

 

NPK 16:16:8

350

30

30

30

10

Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ hoai mục, thay bằng các loại phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh với liều lượng theo hướng dẫn in trên bao bì.

- Cách bón phân:

+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh. Bón thúc lần 1 với lượng bón như ở bảng trên (105 kg NPK/1 ha) kết hợp với vun xới nhẹ.

+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái.

+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu.

- Cắm giàn: Giàn dưa chuột cắm theo hình chữ nhân cao 1,5 - 2,5 m, mỗi hecta cần 38.000 - 42.000 cây dóc. Sau khi cắm giàn chắc chắn, dùng dây mềm treo ngọn dưa lên giàn theo hình số 8, công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng.

Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già, lá bệnh ở phía dưới cho ruộng được thông thoáng.

- Tưới nước, bón thúc:Cần tưới đủ ẩm cho dưa chuột. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông. Trước khi cắm giàn (20 - 30 ngày sau trồng), cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả. Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ.

Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng các chế phẩm sinh học phun qua lá trong những ngày đất quá ẩm với liều lượng in trên nhãn mác.

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

Thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

- Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang, sâu xám, sâu xanh.

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

Rệp (Aphis gossipii), Bọ trĩ (Thripi palmi): Trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng, cây dưa chuột thường yếu, dễ bị các loại sâu hại tấn công. Trong thời kỳ này, khi thấy trên lá của cây dưa chuột có khoảng 15-30 con bọ trĩ hay rệp có thể dùng thuốc hóa học an toàn để xử lý.

Các thuốc hoá học bao gồm Chess 50WG, Vitarco 40WG để phun với liều lượng in trên bao bì, có thể phun lặp lại vào ngay ngày hôm sau để trị tận gốc sâu hại.

Bệnh giả Sương mai (Pseudoperonospora cubensis Benk and Curt)

Bệnh Phấn trắng (Erysiphe cichoracearum DC.)

Bệnh lở cổ rễ (Pythium, Rhizoctonia)

Các bệnh này đều do nấm gây ra nên khi bệnh xuất hiện đặc biệt trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ cao cần phun phòng bằng thuốc Benlat C, Ridomil 68WP hoặc Ensurant 50WG với liều lượng ghi trên bao bì. 

6. Thu hoạch

Từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 35-40 ngày, sau khi gieo được 25 ngày, dưa bắt đầu quả. Cách 1 ngày hái 1 lần.

7. Bảo quản

Dùng túi poly etylen có đục lỗ để đựng. Ghi nhãn theo quy định. Bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát.

8. Hình ảnh dưa chuột đang trồng hiện nay

111111111111111113333333333333334444444444444444444

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ