00:00 Số lượt truy cập: 2662806

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau su hào 

Được đăng : 04/11/2021

 

1. Đặc điểm cây rau su hào

Cây su hào xuất hiện đầu tiên ở thời kỳ trung cổ, vùng Trung và Nam Âu, nay được trồng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình sinh trưởng và phát triển của su hào yêu cầu nhiệt độ thấp, đặc biệt ở thời kỳ phân hoá hoa. Đặc điểm này làm cho su hào không ra hoa và kết hạt tại vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, ở Việt nam một số vùng núi cao có mùa đông lạnh kéo dài (Hà Giang, Sa Pa ...). Tuy nhiên, để sản xuất rau thương phẩm, su hào có thể cho năng suất cao ở vùng đồng bằng khu vực á nhiệt đới.

- Rễ:Su hào thuộc loại rễ cạn, rễ chùm, phân bố ở tầng đất mặt từ 0-30 cm. Vì vậy rễ su hào không chịu được khô hạn, ngập úng

- Thân:Su hào là bộ phận sử dụng chủ yếu (có thể sử dụng cả lá non), thân củ phình to, độ lớn phụ thuộc vào đặc điểm của giống, khối lượng thân củ từ 50 g (su hào trứng, su hào dọc tăm) đến 0,5-1 kg (su hào đại, su hào bánh xe)

            - Lá: Lá dài, cuống lá tròn và phân chia rõ ranh giới với phiến lá, phiến lá có răng cưa, răng cưa sâu và không đồng đều. Gân lá nhỏ và thưa hơn lá cải bắp, lá su hào thường mỏng hơn lá cải bắp và súp lơ đặc biệt là giống su hào Hà Giang.

Lá trên thân sắp xếp theo hình xoáy ốc, khoảng cách giữa các lá phụ thuộc và đặc điểm của giống.

- Hoa:Thuộc hoa thập tự, lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Chúng rất dễ lai tạp với các cây trong họ. Sự lai tạp giữa các biến chủng không có ý nghĩa kinh tế. Hoa nhỏ, ra từng chùm, mỗi cây có từ 400-1000 hoa. Đường kính trung bình của hoa từ 1,8-2,8cm. Khi qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng thân trong và các hồi nách vươn cao ngồng hoa thẳng khỏe cao từ 60-180cm có thể phân nhiều nhánh.

- Quả:Thuộc loại quả giác 2 mảnh vỏ, quả sài trung bình từ 8-10cm. Một cây có tới 800 quả, khi khô quả thường bị tách đôi do vậy cần thu hoạch khi quả bắt đầu chin vàng. Hạt nhỏ, nhẵn, hình cầu, đường kính 1-2 mm, mặt phẳng hoặc rạn lưới. Tùy mức độ chin màu sắc hạt có thể thay đổi mầu nâu đỏ, nâu sẫm. Những hạt chưa chin đầy đủ thường có màu nâu tươi. Thời gian thu hoạch quả kéo dài từ 8-20 ngày. Khối lượng 1000 hạt từ 3,5-6,5 g. Thời gian bảo quản hạt từ 4-5 năm vẫn giữ được sức nẩy mầm.

2. Thời vụ trồng rau su hào

Vụ sớm gieo từ tháng 7-8, trồng tháng 8-9.

Chính vụ gieo từ tháng 9-10, trồng tháng 10-11.

Vụ muộn gieo tháng 12, trồng tháng 1-2 năm sau.

3. Đất trồng rau su hào

Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.

Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, thường xuyên luân canh, đất có độ pH từ 5,5-6,5.

Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9-1,0 m, rãnh rộng 30 cm (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau su hào

4.1. Làm đất:

Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 10-15 ngày trước khi lên luống.

Xử lý đất bằng vôi hoặc bột Dolomite, Silibore trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 40kg - 70 kg/ 1.000m2.

Mùa mư­a cần che phủ đất bằng rơm hoặc bạt nilon để hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân. Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau xà lách trên cùng chân đất (cần luân canh với loại rau có củ hoặc có trái).

Lên luống: cao 20-25cm, rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề để dễ phủ bạt nylon và đục lỗ trồng.

4.2. Vườn ươm:

Làm đất: Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha đ gieo hạt. Làm đất kỹ tơi nhỏ, luống đánh rộng 0,9-1,0 m, cao 20-25 cm.

Bón phân: Lượng phân bón lót cho 01 sào Bắc bộ từ 200-250 kg phân hữu cơ ủ hoai, super lân 5 kg, vôi bột 12 kg. Rải và đảo đều phân trên mặt luống, sau đó vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.

Gieo hạt: Gieo hạt với lượng 1,5 gram hạt/m2, gieo đều trên mặt luống, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và tưới đẫm.

Tưới nước: Sau gieo tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2-3 ngày tưới một lần.

Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, tỉa bỏ cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh với lượng 5-6 kg/sào (chú ý không tưới đạm urê).

Tiêu chuẩn cây giống: Cây khỏe, sạch bệnh, mập, lùn có 3-4 lá thật

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Cây Su hào được trồng theo hàng:

Trồng cây dọc theo luống 2-3 hàng/luống) với khoảng cách 30 x 40 cm. Cây con cần từ 55.000-60.000 cây/ha (2.000-2.200 cây/sào).

+ Trước khi trồng cần tưới đẫm nước và mặt luống, sau đó để ráo mặt luống tiền hành trồng cây.

+ Dùng que có đầu nhọn hoặc dầm tào lỗ vừa gốc cây, sau đó trồng cây vào, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh gốc tạo độ chặt, sau đó tưới đẫm nước cho cây.

- Bón phân:

Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, ưu tiên phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho su hào. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Lượng bón và phương pháp bón như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc (%)

Ghi chú

(Kg/ha)

(Kg/sào)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân hữu cơ ủ hoai mục

5.500-7.000

200-250

100

 

 

 

Thời gian bón thúc lần 1: Bén rễ hồi xanh. (Sau trồng 7-10 ngày).

Thời gian bón thúc lần 2: Sau trồng 20-25 ngày.

Thời gian bón thúc lần 3: cây ra củ nhỏ (sau trồng 30-35 ngày). Theo dõi sinh trưởng cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê lần 3 khi cây có nhu cầu

Phân N.P.K Lâm Thao: tỷ lệ 5:10:3.

Phân hữu cơ vi sinh

850-980

30-35

50

 

50

 

Đạm urê

110-140

4-5

 

20

40

40

Super lân

220-300

8-10

50

30

20

 

Kali sulfat

110-140

4-5

70

 

30

 

NPK Lâm Thao

550-700

20-25

20

20

30

30

Chú ý:             

         Tránh tưới phân hoặc nước trực tiếp vào củ để tránh hiện tượng nứt củ.

         Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch.

         Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Tưới nước

Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo qui định (nguồn nước sồng, hồ lớn, nước ngầm và nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt, ...) để tưới cho su hào.

          Sau khi trồng, mỗi ngày tươi đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh, 2-3 ngày tưới một lần; có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.

          Làm cỏ, xới xáo, loại bỏ cây bệnh, lá bệnh, vét rãnh để tạo cho ruộng su hào thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

* Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học

          - Nên trồng luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

         - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

         - Dùng biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh thối gốc héo xanh đem tiêu huỷ.

         - Sử dụng bẫy pheromone đế bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

* Biện pháp sử dụng thuốc BVTV

- Giai đoạn vườn ươm: Chú ý các đối tượng như rệp, sâu xám, bệnh sương mai và bệnh thối gốc... khi sâu bệnh phát sinh phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao. Đối với rệp, sâu xám, sâu khoang xử lý thuốc có hoạt chất Lufenưron (Match 050EC,...); hoạt chất Chlorantraniliproie (DuPont™ Prevathon® 5SC,...), đối với bệnh sương mai xử lý thuốc có hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb (Jack M9 72WP, hoạt chất propineb (Antracol 70WP, ...), đối với bệnh thối gốc xử lý thuốc có hoạt chất Metaỉaxyl (Alfamil 25 WP,...); hoạt chất validamycin (Validacin 5L, Valivithaco 3SC,...).

- Giai đoạn đầu vụ

          + Cần chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh thối gốc...

          + Sử dụng thuốc BVTV hoá học thế hệ mới, ít độc, thời gian cách ly ngắn để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

          Sâu tơ: Mật độ 7-10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...), hoạt chất Indoxacarb (Dupont™ Ammate 150SC, DupontTM Ammate 30WDG,...).

  Rệp muội: > 20% cây bị cấp 1- 2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Imidacioprid (Confidor 100SL, hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...), hoạt chất Spinosad (Success 25SC,...), hoạt chất Chỉorantraniliprole (DuPont™ Prevathon® 5SC,...).

  Bọ nhảy: Mật độ 15-20 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan 95WP,...)

  Bệnh thối gốc, thối lá: >15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyi (Alfamil 25 WP); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Valivithaco 3SC,...), hoạt chất Kasugamycin (Kamsu 4L..).

  - Giai đoạn giữa-cuối vụ (trải lá-củ to)

          + Chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh đốm vòng.

          + Sử dụng các loại thuốc hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao.

          + Sâu tơ > 40 con/m2; sâu xanh, sâu khoang > 4 con/m2 xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS,..), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Kuraba WP,...), thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 5 WP, Susupes 1.9EC, Tasieu 2WG,... ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Reasgant 2WG,...).

          + Bệnh đốm vòng khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 15% lá bị hại xử lý thuôc có hoạt chất Difenoconazoie (Score 250EC,...), hoạt chất Zizam (Ziflo 76WG,...)

          Chú ý: Trong trường họp đặc biệt như: Mật độ sâu rất cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế thì lựa chọn sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải và đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

6. Thu hoạch

Thu hoạch khi da củ phẳng, không có xơ, không dập nát, không có vết nứt, thu hoạch tỉa dần (củ lớn trước, củ bé sau)

7. Bảo quản

Hàng sau khi sơ chế được đóng trong thùng có đục lỗ hoặc túi bảo quản có đục lỗ để đem đi tiêu thụ: Nêu vận chuyển đi xa sau khi bao gói xong cho thùng carton cho vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%, sau đó dùng xe lạnh để vận chuyển.

8. Hình ảnh rau su hào hiện nay

ky41ky-421ky-4212

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ