00:00 Số lượt truy cập: 2677652

Hướng dẫn kỹ thuật ủ phân đậu nành 

Được đăng : 07/09/2021

 

1. Ủ phân đậu nành xay nhuyễn

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Để ủ phân đậu nành, nguyên liệu đầu tiên cần phải có chính là đậu nành. Tùy từng vùng miền, đậu nành còn được gọi là đậu tương hay còn gọi là đỗ tương.

Khi mua các chọn đậu nành loại xấu nhất vì mua loại rẻ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều

Chuẩn bị một xô đựng, có thể mua ở ngoài các cửa hàng bán đồ nhựa, chọn xô đựng để ủ, phải tìm loại gấp 5 – 6 lần thể tích đậu nành cần ủ.

Mật rỉ đường, đường mật mía hoặc đường phên.

Men vi sinh ủ đậu tương EMZEO: loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân giải protein và các chất có trong đậu nành thành dưỡng chất cho cây trồng và khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ.

Nước sạch: chọn loại nước sạch không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Có thể dùng nước mưa, nước ao, nước giếng lọc, nước máy.

1.2 Các bước tiến hành

Cách ủ 10kg đậu nành xay nhuyễn tiến hành như sau:

Bước 1: Ngâm đậu nành hạt với nước đường trong 8 – 10h ( ngâm để qua đêm).

Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô đựng.

Hòa tan 600ml mật rỉ đường (500 – 600gr đường mía hoặc đường phên). Cho 10kg hạt đậu tương vào xô nước đường và đậy nắp xô ngâm đậu nành

Bước 2 Xay nhuyễn đậu nành

Sử dụng máy xay để xay nhuyễn hạt.

Bổ sung thêm nước đường ngâm đậu vào máy cho dễ xay nhuyễn

Xay nhuyễn đậu nành .

Bước 3: Ủ đậu nành bằng chế phẩm sinh học EMZEO

 Đảo đều đậu nành ngâm mật đường xay nhuyễn với liều lượng như sau: 10kg đậu nành với 1 gói 200gr chế phẩm sinh học EMZEO (Có thể cho 2 gói EMZEO để tăng tốc độ phân giải protein và khử mùi hôi). Cho vào thùng ủ và đậy kín ủ.

 Để tăng hiệu quả phân giải chất hữu cơ, cứ 4 – 5 ngày mở ra đảo trộn một lần rồi đậy kín nắp lại ủ tiếp. Để thùng ủ nơi khô thoáng, tránh nước mưa và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Sau khi ủ được 15 ngày, tiến hành bổ sung thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và đậy ủ tiếp. Cứ 4 – 5 ngày khuấy đảo 1 lần

Tổng thời gian ủ đậu nành xay nhuyễn  25 – 30 ngày là sử dụng được. Dịch phân đậu nành thu được là dịch gốc dùng để pha loãng với nước sạch tưới cho cây trồng.

Lưu ý: trước đây để ủ đậu nành thì cần 2 loại chế phẩm vi sinh: Một loại sử dụng để ủ, một loại hỗ trợ phân giải protein và khử mùi hôi. Hiện nay, chế phẩm sinh học EMZEO đã cải tiến và nâng cấp chất lượng cao. Chỉ cần sử dụng EMZEO ủ và khử mùi hôi đậu nành hiệu quả và tốt nhất hiện nay.

2. Cách ủ phân đậu nành nguyên hạt

Các bước thực hiện ủ 10kg đậu tương nguyên hạt

Lấy 16 lít nước sạch cho vào xô.

Hòa tan 600ml mật rỉ đường ( 600gr mật mía hoặc đường phên)

Cho vào 10kg hạt đậu nành ngâm trong 8 –  10h

Bổ sung thêm 2 gói chế phẩm sinh học EMZEO để phân giải protein và các chất hữu cơ

 Đậy kín ủ, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Cứ 5 – 7 ngày bỏ ra đảo 1 lần rồi lại đậy ủ.

Sau khi ủ được 20 – 25 ngày, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch

Tổng thời gian ủ đậu tương hạt khoảng 50 – 60 ngày

Cách làm dịch phân đạm đậu tương bón cây bằng cách ngâm ủ bã đậu nành, bánh dầu với chế phẩm EM – Cách ủ phân đậu nành hiệu quả

4. Nhận biết ủ đậu nành thành công

Quá trình ủ phân đậu nành thành công khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối.

Quá trình ủ, nếu bịt kín sẽ sinh khí rất mạnh và phải mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại.

Sau khi ủ được 4 – 5 ngày, mở ra sẽ có một lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt.

5. Cách bón phân đậu nành cho cây

Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà có cách bón phân đậu nành phù hợp. Phân đậu nành khi ủ bằng EMZEO sẽ cho ra sản phẩm chế phẩm đậu tương là loại dịch đạm sinh học hữu hiệu ( lượng acid amin rất nhiều). Cách sử dụng phân đậu nành tốt nhất là phun đều toàn bộ thân, lá, gốc cho cây trồng. Bởi vì, lượng đạm sinh học từ đậu nành hấp thu qua lá, thân cây … lớn hơn 1000 lần hấp thu qua rễ.

5.1 Cách bón phân đậu nành đơn giản

Cách tưới dịch đạm đậu nành đơn giản nhất là pha phân đậu nành với nước sạch, rồi phun hoặc tưới đều toàn bộ lá, thân, gốc cây …

Cách pha dịch đạm đậu nành tưới cây:

Lấy 1 lít dịch đậu nành lọc qua giá lọc inox để lấy phần dịch, loại bỏ phần bã

 Phần bã có thể bón gốc cây hoặc đổ ngược lại vào xô để ủ tiếp.

 Pha đều dịch đậu nành vừa lọc  với nước sạch theo tỉ lệ 1: 50 – 100 (1 lít dịch đậu nành pha với 50 – 100 lít nước sạch) tưới cho rau ăn lá.

Đối với các loại rau ăn quả như: ớt, cà chua, dưa chuột … có thể tăng lượng đạm đậu nành lên, pha theo tỉ lệ 1: 30- 50 ( 1 lít dịch đạm pha đều với 30 – 50 lít nước sạch).

Đối với hoa hồng, hoa lan, tỉ lệ pha dịch đậu nành là 1: 20 – 30 ( 1 lít dịch đạm pha với 20 – 30 lít nước sạch).

Cách tưới:

Tưới ướt đều toàn bộ lá, thân cây và gốc cây.

 Định kỳ 1 tuần tưới 1 lần ( đối với rau ăn lá có thể từ 3 – 5 ngày tưới 1 lần).

Sử dụng dịch đạm tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Không sử dụng chung với các sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu.

5.2 Cách sử dụng dịch đạm đậu nành hiệu quả nhất

Để nâng cao hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ dịch đạm đậu nành, vừa bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh hại. Tiến hành sử dụng dịch đậu nành pha chung chế phẩm nấm đối kháng trichoderma ( dạng bào tử hòa tan trong nước phân đậu nành) để tưới hoặc phun cho cây trồng.

Cách sử dụng như sau:

 Lấy 1 lít dịch đậu nành ( đã lọc) và 1 gói chế phẩm sinh học Trichoderma 200gr

 Hòa tan với nước sạch rồi tưới ướt đều cho cây trồng từ lá, thân, gốc cây

Tỉ lệ pha: đối với rau, quả: 1/100, đối với rau ăn quả, cây cảnh: 1:50, đối với hoa hồng, hoa lan: 1:30 – 40

Định kỳ 1 tuần phun 1 lần, có thể dùng xen kẽ với dịch chuối, dịch đạm cá …

Trong khi sử dụng nếu gặp tình trạng phân đậu nành có mùi hôi khó chịu thì các bạn đổ thêm emzeo vào để giảm mùi hôi.

Lê Khôi