00:00 Số lượt truy cập: 2662919

Hướng dẫn phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà nuôi thương phẩm 

Được đăng : 17/11/2021

tai-xuong-212

1.               Bệnh  ORT (hay còn gọi hắt hơi ở gà)

Biểu hiện:

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra với dấu hiệu như hắt hơi chảy nước mắt nước mũi. Gà khó thở rướn cổ lên để ngáp, đớp không khí. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 – 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 – 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 – 20%.

Vi khuẩn này có thể sống ký sinh trên gà và ngoài môi trường, khả năng lây lan nhanh.

Điều trị:

Khi gà mắc bệnh thường rất yếu, nếu đưa ngay kháng sinh vào không những không đem lại hiệu quả điều trị còn làm cho gà trở nên yếu hơn.

Tiến hành cần hạ sốt, trợ sức, giải độc và thông khí quản bằng các thuốc đặc hiệu. Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại, máng ăn máng uống và môi trường xung quanh hạn chế tác nhân gây bệnh. Khi đàn gà khỏe hơn thì dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị.

2.               Bệnh CRD - Hen gà.

Nguyên nhân:

Bệnh do Mycoplasma gây ra với các dấu hiệu như gà khó thở, thở có tiếng rít khi rướn cổ để thở. Gà chậm lớn hay vẩy mỏ. Nếu ghép với bệnh E.coli gà sẽ bị tiêu chảy kéo dài.

Điều trị:

Tiên tiến hành vệ sinh khử trùng thường xuyên khu chăn nuôi. Sau đó dùng kháng sinh Tylosin kết hợp với Doxycyline liên tục trong  5 ngày kết hợp dùng vitamin, điện giải và men tiêu hóa cho con vật.

3.               Bệnh cầu trùng

Đặc điểm:

Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.

Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà b? viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có la?n máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.

Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà. Cả hai đều gây ra tiêu chảy có máu ở gà.Thay đệm lót chuồng, phun thuốc sát trùng 1 ngày/1 lần. Dùng thuốc đặc trị cầu trùng gà (tùy theo màu phân để phân loại cầu trùng manh tràng hay cầu trùng ruột non) cuối cùng cung cấp thuốc bổ và chất điện giải cho con vật. trường hợp gà mắc cầu trùng manh tràng cần bổ sung thêm thuốc chống xuất huyết

Phòng bệnh:

 Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.

Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:

Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOXIDE hoặc BIOSEPT, sau đó thay lớp độn chuồng mới

Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng. Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát

Thay đệm lót chuồng, phun thuốc sát trùng 1 ngày/1 lần. Dùng thuốc đặc trị cầu trùng gà (tùy theo màu phân để phân loại cầu trùng manh tràng hay cầu trùng ruột non) cuối cùng cung cấp thuốc bổ và chất điện giải cho con vật. trường hợp gà mắc cầu trùng manh tràng cần bổ sung thêm thuốc chống xuất huyết

4.               Bệnh Tụ huyết trùng

Là bệnh truyền nhiễm do một loại cần trực khuẩn có tên gọi Pasteurellaviseptica gây ra. Do thường phát sinh, phát triển trong điều kiện mưa, ẩm nên khi có ánh sáng, không khí khô, Pasteurellaviseptica sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này sẽ biến mất khi gặp nhiệt độ trên 60 độ C hoặc khi tiếp xúc với các chất như Anova, Benkocide, Virkon,… Bệnh thường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Thực tế, khi Pasteurellaviseptica xâm nhập vào cơ thể gà, tự chúng đã có thể kháng bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của gà giảm sút khi di chuyển, mắc bệnh như cảm, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập vào từng cơ quan của gà và phát bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng thường khiến gà chết đột ngột sau khi nhiễm. Trước đó, gà sẽ xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như mệt mỏi, mào tím tái, di chuyển chậm, bị liệt chân. Ngoài ra, phân gà có màu xanh hoặc trắng, gà khó thở, chảy nước mũi.

Phòng và điều trị.

Phải tiêm phòng vắc xin cho gà theo định kỳ. Trong quá trình chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên. Có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa. Đây là giải pháp đang được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ưa chuộng bởi ưu điểm làm sạch mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, từ đó giúp gà kháng bệnh tốt nhất. Cùng với điều kiện sống, đảm bảo chế độ ăn của gà đủ chất dinh dưỡng nâng được sức đề kháng tốt nhất.

 Hiện nay, có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó, giai đoạn gà mắc bệnh, việc tăng sức đề kháng cũng là cách giúp gà sớm khỏi bệnh nhất. Cần bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải, B – complex trong chế độ ăn của gà.

5.               Bệnh tiêu chảy do E.coli

Biểu hiện:

Gà giảm đẻ đột ngột, trứng dị hình, nhạt màu, vỏ lụa mỏng, nhăn nheo, dị hình.Lòng trắng trứng loãng. Tỷ lệ ấp nở giảm rất mạnh

Điều trị:

Vệ sinh môi trường thức ăn nước uống, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Dùng một trong các loại thuốc sau: Coli-200, Ampicoli, Gentadox… dùng trong 3-5 ngày liên tục. Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực tăng cường sức đề kháng.

6.               Bệnh đậu gà

Biểu hiện:

Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt quanh miệng, mồng. Đôi khi làm mù cả mắt hoặc nổi mụn trong miệng làm gà đau đớn không ăn uống được

Phòng và điều trị:

Phải tiêm vắc xin bệnh đậu gà.

Khi gà mắc bệnh:

Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng. Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong. Nếu gà bị vết loét ở niêm mạc miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%. Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, CuSO4 5% Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh . Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt. Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A. Bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội nhiễm. Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, chất độn ổ đẻ. Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.

7.               Bệnh ILT - viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Biểu hiện: Gà lắc đầu hắt hơi, khó thở, ngáp, vươn cổ lên để thở. Chảy nước mắt nước mũi, có máu ở mỏ, trên tường và nền.

Phòng và điều trị:

Phải thực hiện 2 việc đồng thời: Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh.Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2. Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ:

Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin pha chúng vào 1 lít nước cho gà uống cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi.

Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả ngày, uống 4-5 ngày là khỏi. Bổ sung chất điện giải, thuốc bổ và chống xuất huyết.

8.Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm-IB

Biểu hiện:

Gặp nhiều ở gà trên 1 tháng tuổi: sốt, ủ rũ, xù lông, giảm ăn, chảy nước mắt nước mũi. Gà đẻ giảm sản lượng và chất lượng quả trứng, số lượng trứng dị hình tang.

Phòng và điều trị:

Bệnh do virus gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đầu tiên phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn máng uống và môi trường xung quanh.

Dùng thuốc trợ sức trợ lực, điện giải.

Cung cấp năng lượng. sau 2 ngày sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh kế phát ở đường hô hấp.

9.Bệnh  Gumboro - viêm túi huyệt truyền nhiễm

Biểu hiện: Túi huyệt (sau hậu môn) sưng to, cơ vùng hậu môn co bóp mạnh, giống như gà muốn đi ỉa nhưng không được. Phân gà trắng loãng, sau đó chuyển sang màu vàng trắng, xanh vàng đôi khi lẫn máu.

Sau 6-8h gà xơ xác, xù lông run rẩy.

Phòng và điều trị

Bệnh do virus gây ra do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp sau đây nếu thực hiện tốt sẽ hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất:

Cung cấp qua nước uống đầy đủ chất điện giải và vitamin bằng cách sử dụng một trong các sản phẩm của Anova như: NOVA-ELECTROVIT hoặc NOVA– AMINOLYTES kế hợp với   NOVA-C PLUS dùng liên tục trong 5 ngày.

Hòa 25-50g đường Glucose vào nước cho uống; kết hợp sử dụng Anti- gum cho uống  liên tục trong 5 ngày. Đồng thời tiêm kháng thể Gumboro theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

10. Bệnh Newcastle gà rù

Biểu hiện: Kém ăn bỏ ăn, lông xù, sã cánh ỉa  chảy phân xanh, phân vàng, mào thâm.

Chảy nước mắt nước mũi.

Diều càng phồng nước và thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chảy ra.

Phòng và điều trị

Khi cá thể gà đầu tiên có dấu hiệu mắc bệnh nhanh chóng đưa vaccin Lasota vào cho toàn đàn gà kể cả đàn gà vừa mới được làm vaccin.

Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh.

Bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho con vật.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát.

Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì cho con vật uống thuốc giải độc gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

P.Loan