00:00 Số lượt truy cập: 2637528

Kết quả Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân tỉnh Sơn La với Sở Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 

Được đăng : 10/08/2020

      Trong giai đoạn 2016 – 2020 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La và Hội nông dân tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 308/CTr- KHCN-HNDT, ngày 06/6/2016 về hoạt động giai đoạn 2016-2020, với nội dung chủ yếu: Tuyên truyền các chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN), phổ biến kiến thức, các thành tựu KH&CN đến với hội viên nông dân; Hỗ trợ cho nông dân trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh - dịch vụ; Phối hợp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng dẫn, khuyến khích và có hình thức hỗ trợ phù hợp cho hội viên, nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả của sản xuất, kinh doanh; khuyến khích hỗ trợ nông dân liên doanh. Liên kết với doanh nghiệp trong nước, nước ngoài để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương; Triển khai các đề tài nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các thành tựu KH&CN để phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Trong đó ưu tiên các dự án ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường.

3022thuonghieunongsansonlangaycangvuonxa

          Trong 5 năm qua,  các cấp Hội Nông dân đã tích cực chủ động phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, thành phố, Báo Sơn La tuyên truyền rộng rãi nội dung Nghị quyết; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt học tập và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết, kế hoạch triển khai Nghị quyết tới các cấp Hội, hội viên nông dân thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt Hội theo định kỳ, thông qua cuốn Bản tin công tác Hội Nông dân tỉnh Sơn La mỗi quý 01 số và đăng tải các tin, bài trên Cổng Thông tin điện tử của Hội. Công tác tuyên truyền đã giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ, động lực to lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.Hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, động viên ý chí tự lực tự cường vươn lên của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất giá trị, hiệu quả sản xuất. Công tác tập huấn kỹ thuật phổ biến kiến thức đã được đưa lồng ghép vào các chỉ tiêu thi đua hàng năm.Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các hoạt động thực hiện nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất, đời sống tại địa phương. Thu thập, tổng hợp thông tin từ các huyện, thành phố báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

 Căn cứ Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học & Công nghệ và Hội Nông dân tỉnh. Hàng năm Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phối hợp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Chỉ đạo Hội Nông dân các huyện thành phố chủ động xây dựng văn bản và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động với Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố và hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phối hợp hoạt động; tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phối hợp và kế hoạch triển khai chương trình phối hợp hoạt động. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất có tác động mạnh mẽ khuyến khích cán bộ hội viên nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn huy động vốn đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh về lao động, đất đai và các điều kiện sẵn có để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững động viên nông dân hăng hái tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nhà văn hoá, kiên cố hóa kênh mương nội đồng…). Các cấp Hội Nông dân và cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức của vai trò khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội. Thông qua các dự án, đã cung cấp cho một bộ phận nông dân kiến thức về tổ chức sản xuất và kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, và xây dựng mô hình nổi bật là:Tỉnh có 9 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm: Nhãn Sông Mã, cà phê Sơn La, cam Phù Yên, xoài tròn Yên Châu, chè Shan tuyết Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, chè Olong Mộc Châu, chè Tà Xùa, mật ong Sơn La; xuất khẩu sản phẩm xoài, nhãn, chanh leo sang thị trường Úc, Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc; có 315 hợp tác xã nông nghiệp, 03 Liên hiệp hợp tác xã; 47 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn;  thu hút Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn TH, Công ty Nafood Tây Bắc và các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào các hoạt động hỗ trợ, đồng hành, thúc đẩy sản xuất nông sản của tỉnh.

          Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật,Hội Nông dân tỉnh tổ chức 12 hội nghị tập huấn về hướng dẫn xây dựng mô hình trồng cỏ có hệ thống tưới ẩm nuôi nhốt bò sinh sản và bò thịt cho 670 hộ hội viên nông dân; hỗ trợ theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 -  2021, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn xây dựng mô hình trồng cây Mắc ca che tán giảm thiệt hại cho cây cà phê do sương muối cho 240 hội viên, nông dân; 8 Hội nghị tập huấn trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cây lương thực, cây công nghiệp hiệu quả thấp cho 680 hội viên, nông dân. Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức 178 hội nghị hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật như: chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ, nhóm, trang trại, Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông dân; kỹ thuật sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường về nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nông nghiệp, thủy sản... cho 11.146 lượt hội viên nông dân tham gia; Hỗ trợ xây dựng 10 mô hình công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất rau, cây ăn quả, cây cà phê cho trang trại, hợp tác xã nông dân; Hỗ trợ và chuyển giao 29 mô hình chuyển đổi sản xuất do bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho nhóm nông dân vùng dân tộc thiểu số. Phối hợp với Công ty Cổ phần phân bón Dụ Tường xây dựng 93 mô hình chuyển giao khoa học công nghệ mới cho nông dân và 11 HTX nông nghiệp; Phối hợp với các ban, đơn vị Trung ương Hội triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất cà chua thương phẩm cht lượng cao theo hướng VIETGAP tại một số tỉnh phía Bắc” tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu với quy mô 4 ha cho 41 hộ nông dân tham gia; dự án Hỗ trợ cho HTX Chanh leo Mộc Châu, trồng cây chanh leo trên địa bàn huyện Mộc Châu.Hội Nông dân các huyện, thành phố phối hợp với các ban ngành, doanh nghiệp tổ chức 6.631 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo quản chế biến thức ăn, sản phẩm nông nghiệp an toàn, trồng ngô, bí xanh, chăm sóc lúa và các loại cây hoa màu, chăn nuôi, cho 364.401 lượt hội viên, nông dân. Triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể, Nghị quyết 04-NQ/HNDTW ngày 29.7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hình thức phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020. Hội Nông dân tỉnh ký kết chương trình phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh về đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức 05 Hội nghị tư vấn thành lập HTX, tập huấn nghiệp vụ quản lý Hợp tác xã cho 240 sáng lập viên thuộc huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp, thành phố Sơn La; tư vấn, hướng dẫn, thành lập mới 16 Hợp tác xã (Yên Châu 04, Mộc Châu 01, Mai Sơn 01, Sốp Cộp 01, Mường La 01, Thuận Châu 03, Sông Mã 02, Thành phố 01, Phù Yên 01, Quỳnh Nhai 01). Đến nay, toàn tỉnh có 03 Liên hiệp HTX nông nghiệp (Liên hiệp HTX thủy sản sông Đà, Liên hiệp HTX nông sản an toàn Sơn La, Liên hiệp HTX dịch vụ và thương mại nông lâm nghiệp Hưng Thịnh); 315 hợp tác xã nông nghiệp (19 HTX rau, củ; 78 HTX cây ăn quả; 25 HTX chăn nuôi; 67 HTX thủy sản; 126 HTX khác); 52 tổ hợp tác nông nghiệp với 937 tổ viên và 1.040 lao động. Năm 2017, 2018 Ban Thường vụ tỉnh ủy tổ chức đánh giá, gặp mặt các hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 doanh nghiệp,78 hợp tác xã có thu nhập bình quân trong trồng trọt từ 200 triệu đồng/ha/năm từ đất sản xuất, nuôi thủy sản 1 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên và 1.109 hộ gia đình có thu nhập trong trồng trọt từ 300 triệu đồng/ha đất sản xuất, chăn nuôi từ 300 triệu đồng/năm, nuôi thủy sản 2 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên).

Các cấp Hội phối hợp với ngành Ngân hàng duy trì việc tín chấp cho nông dân vay vốn, đến nay tổng dư nợ qua Ngân hàng Nông nghiệp là: 848 tỷ đồng, với 312 tổ vay vốn và 9.020 hộ vay. Ngân hàng chính sách xã hội thông qua tổ chức Hội Nông dân quản lý là: 1.234,419 tỷ đồng, với 1.101 TK&VV và 38.917 thành viên. Nguồn vốn vay được quản lý chặt chẽ hơn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đã giúp cho việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh và Hội Nông dân các cấp thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thực hiện các hoạt động dịch vụ phân bón, giống, vật tư nông nghiệp theo hình thức chậm trả, tư vấn việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi và các các chế phẩm sinh học đảm bảo môi trường. Kết quả cung ứng 23.123 tấn phân bón, 1.205 tấn thức ăn chăn nuôi, 347 tấn thuốc BVTV, 1.512 tấn giống và 611 máy nông nghiệp theo hình thức chậm trả cho nông dân đảm bảo chất lượng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp thực hiện của Sở Khoa học & Công nghệ, các sở ngành của tỉnh và cán bộ hội viên nông dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng và áp dụng thực hiện.Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội. Các mô hình, các điển hình tiên tiến áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất được cán bộ hội viên nông dân tích cực hưởng ứng tham gia; trong đó chú trọng các hoạt động tuyên truyền về lợi ích xã hội của việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm hàng hóa nông - lâm - thủy sản có chất lượng cao, an toàn với sức khỏe cộng đồng.Công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được quan tâm. Nhiều mô hình sản suất mới được ứng dụng và nhân rộng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất địa phương.Hoạt động thông tin, tuyên truyền về tiến bộ khoa học và công nghệ tới các huyện, xã và người dân được thực hiện kịp thời, nhanh chóng góp phần năng cao nhận thức về vai trò, vị trí của khoa học công nghệ trong cộng đồng.

Trình Vi