00:00 Số lượt truy cập: 2626928

Kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Nghệ An với Sở Khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020; 

Được đăng : 30/01/2020

Thực hiện chương trình phối hợp số 05-Ctr/HNDVN-BKH&CN ngày 30/9/2015 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016- 2020, Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2011-2015 đồng thời ký kết Chương trình phối hợpsố 10-CTPH/SKH-HNDT ngày 24/6/2016  giai đoạn 2016 – 2020.

Chương trình phối hợp giữa 2 đơn vị tập trung vào 4 nội dung chính:

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo hội viên, nông dân về vai trò của khoa học-công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền các mô hình, các điển hình tiên tiến của nông dân trong hoạt động sáng tạo cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, cuộc thi “Sáng tạo nhà nông” “Nhà nông đua tài” ở các cấp nhằm phát hiện và hỗ trợ các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất của nông dân; tuyền truyền các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cán bộ hội viên nông dân toàn tỉnh.

- Hướng dẫn, khuyến khích và có các hình thức hỗ trợ phù hợp cho hội viên, nông dân tích cực tham gia ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả của sản xuất, kinh doanh góp phần vào phong trào xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tuyên truyền trên Báo Nghệ An, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, tuyên truyền trên Bản tin “Tiếng nói nhà nông”, Trang thông tin điện tử của Tỉnh hội và của Sở các chủ trươngcủa đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về khoa học và công nghệ; các kiến thức mới về khoa học và công nghệ, các mô hình chuyển giao ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề, làng có nghề. Từ đó đưa người nông dân tiếp cận với khoa học và công nghệ mới, triển khai các mô hình có hiệu quả cao làm điểm để làm điển hình có sức lan tỏa, nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh.Trong đó tập trung tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025”; Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định “Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đẩy mạnh tuyên truyền phát triển trí tuệ; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Vinh” cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An; phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm,2 đơn vị phối hợp bình xét giới thiệu gương “Nhà khoa học của nhà nông”, Trung ương xét công nhận. Tham dự các cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông”; “Nông dân 4.0”; “Nông dân tìm hiểu, sử dụng máy tính và Internet”,…

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm cho nông dân bước đầu được chú trọng. Nhiều huyện, thành, thị tổ chức gian hàng trưng bày nông sản an toàn tại các lễ hội; tổ chức cho nông dân tham dự các hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, hội chợ nông sản... Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng Đề án “Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn” được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Để nâng cao kiến thức về Khoa học công nghệ cho nông dân phát triển sản xuất,góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, UBND và Hội Nông dân các huyện, thành, thịtổ chức các lớp tập huấn về áp dụng kỹ thuật trong nông nghiệp cho hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Bình quân hàng năm Sở giao cho Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ trực tiếp và phối hợp với hội nông dân các huyện tổ chức 35 lớp tập huấn, mỗi lớp từ 50-60 học viên, tập trung chủ yếu vào quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn gà, xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng rau, xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại những nơi chưa có nước sạch… Chương trình tập huấn được lồng ghép với việc thực hiện chính sách khuyến khoa, hỗ trợ cho người dân tại các xã được tập huấn thực hành sản xuất ngay tại hộ gia đình nên hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mang lại rất cao.

Hội Nông dân tỉnh chủ động lồng ghép, đưa nội dung ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp Tỉnh hội đã phối hợp với hội nông dân cấp huyện tích cực tuyên truyền, tư vấn cho nông dân. Bình quân mỗi năm trung tâm trực tiếp mở được 38 lớp dạy nghề; hội nông dân các huyên, thành, thị phối hợp mở từ 150 – 200 lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên, nông dân; trong đó tập trung chủ yếu vào dạy các nhóm nghề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, sửa chữa máy nông nghiệp... Tỉnh hội xây dựng  Đề án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet cho cán bộ, hội viên, nông dân”; tổ chức tổ chức được 21 lớp tập huấn nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho trên 530 cán bộ, hội viên nông dân 19 xã thuộc 2 huyện Diễn Châu và Đô Lương, thành lập được 19 Câu lạc bộ nông dân với internet.

Các cấp hội nông dân trong tỉnh chủ động phối hợp tăng cường tập huấn trang bị kiến thức KHKT cho hội viên, nông dân. Trong giai đoạn từ 2016 đến hết năm 2019, toàn tỉnh các cấp hội trong toàn tỉnh mở được trên 7.860 lớp tập huấn KHKT nông nghiệp cho trên 536.300 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.

Thông qua việc lồng ghép triển khai các đề tài, Dự án KHCN các cấp và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/03/2018, của UBND tỉnh), Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các tổ chức Hội triển khai xây dựng nhiều mô hình chuyển giao KHKT giúp hội viên, nông dân ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp như:

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Compotst Maker trên địa bàn các huyện trung du, miền núi, bình quân hàng năm sản xuất được từ 18 đến 20 ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất.Hỗ trợ xử lý tồn dư thuốc BVTV bằng chế phẩm sinh học BioGreen trên 10.000ha/năm đất sản xuất nông nghiệp. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện góp phần bảo vệ môi trường nông thôn phục vụ Chương trình nông thôn mới của tỉnh.Xây dựng hầm biogas: giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm do chất thải động vật trong cộng đồng dân cư; tập huấn và lắp đặt hệ thống máy lọc nước sinh hoạt tại những nơi chưa có nước sạch sinh hoạt trung bình năm lắp đặt 100 hệ thống. Chương trình chăn nuôi lợn, gà bằng nệm sinh học, đảm bảo môi trường, tiết kiệm và hiệu quả; máy ép chân không, máy lọc chạt nước mắm ở các huyện vùng biển. Ưng dụng công nghệ vào sản xuất trên cánh đồng mẫu cho các huyện điểm về xây dựng nông thôn mới tại các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu. Nhân rộng mô hình trồng chanh leo tại huyện Quế Phong và các huyện lân cận nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu. Sản xuất khoai tây vụ Đông theo chuỗi giá trị sản phẩm.Trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương trình ứng dụng khoa học k thuật phát triển cây gấc trên địa bàn theo quy hoạch của tỉnh.Chương trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất trên cánh đồng mẫu cho các huyện điểm về xây dựng nông thôn mới.Chương trình bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm của tỉnh đã được triển khai hàng năm, thông qua chương trình đã bảo tổn được nhiều nguồn gen quý hiếm, khai thác phát triển và thương mại hóa được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao trở thành hàng hóa và được công nhận là sản phẩm OCCOP của tỉnh như các loại trà dược liệu PuMat, trà hoa vàng Kim Sơn, rượu Mú từn, sâm Puxailaileng….Chương trình đào tạo dạy nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống như phát triển làng nghề trồng nấm ở huyện Yên Thành, khôi phục phát triển làng nghề mây tre đan; làng nghề dệt thổ cẩm các huyện miền núi; làng nghề trồng hoa, cây cảnh ở huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh; làng nghề sản xuất nước mắm sạch ở Của Lò và các huyện vùng biển, làng nghề mây tre đan tại Nghị Lộc, Tân Kỳ; Làng nghề thủ công mỹ nghệ tại con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp… Hội Nông dân tỉnh mỗi năm trực tiếp triển khai xây dựng 25-30 mô hình phát triển kinh tế trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, chế biến; trong đó có định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng mô hình thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn. Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ được xây dựng tại địa phương như: Mô hình cánh đồng rau, dưa an toàn quy mô 03ha với 30 hộ tham gia, mô hình trồng cây măng tây an toàn quy mô 2ha với 3 hộ tham gia tại thành phố Vinh. Mô hình phát triển nhãn hiệu Bưởi hồng Quang Tiến, Mật ong Tây Hiếu, Thị xã Thái Hoà; Mô hình chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nuôi cá mè vược trong ao đầm nuôi tôm kém hiệu quả, mô hình nuôi ngựa bạch kết hợp nuôi lợn rừng, nuôi bò vỗ béo thương phẩm, mô hình nuôi cá mú, cá hồng, tôm thẻ chân trắng tại Thị xã Hoàng Mai; Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt Isarel trong sản xuất hoa, rau, củ, quả chất lượng cao tại Nghi Lộc, Tân Kỳ; Mô hình chăn nuôi gà đen theo hướng an toàn sinh học, chăn nuôi dê địa phương, dệt thổ cẩm, chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Kỳ Sơn…

Hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ… đối với các nông sản địa phương

Sở KH&CN đã tập trung tăng số lượng các đề tài, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm, xây dựng và phát triển làng nghề, làng có nghề.Các đơn vị chuyên môn của Sở đã triển khai thực hiện tốt chương trình 100 sản phẩm có tác động KH&CN, đến nay đã có hơn 70 sản phẩm là các cây, con đặc sản, đặc thù, có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm truyền thống của Nghệ An được hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó có các sản phẩm chủ lực tạo được hiệu ứng tốt trên thị trường như: Trà hoa vàng, chè Nghệ An, trà cà gai leo, giảo cổ lam, dây thìa canh, trà gạo thảo dược, nước mắm vạn phần, nước mắm Cửa Hội, tôm nõn Diễn Châu, mực Quỳnh Lưu, cá thu nướng Cửa Lò, lúa Japonica, gừng Kỳ Sơn...(số lượng……)  Hàng năm, Sở KH&CN tỉnh tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã và các địa phương làm hồ sơ đăng ký công nhãn hiệu, chứng nhận tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Nghệ An. Xác lập bảo hộ và phát triển thương hiệu các sản phẩm mang địa danh Nghệ An. Đến nay ở Nghệ An đã được bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam “Vinh”, 2 nhãn hiệu chứng nhận nước mắm Vạn Phần, dê Tân Kỳ; 17 nhãn hiệu tập thể…Hội Nông dân tỉnh ưu tiên dành các dự án xây dựng mô hình phát triển kinh tế, dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân… cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, coi trọng việc giữ gìn và phát huy các đặc sản địa phương như mô hình trồng cam ở xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn góp phần thực hiện đề án phục hồi thương hiệu cây cam Bãi Phủ; các dự án đầu tư nuôi gà đen, lợn đen bản địa ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu; các dự án phát triển nghề chế biến nước mắm truyền thống ở Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,… Đặc biệt là, Tỉnh hội chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng xây dựng ở mỗi đồn biên phòng đóng ở khu vực biên giới trên đất liền một cơ sở chăn nuôi lợn giống địa phương nhằm cung cấp lợn giống bản địa cho bà con nông dân trong vùng phát triển chăn nuôi. Hàng năm, các cấp Hội trong tỉnh bình xét, giới thiệu để giới thiệu cho UBND tỉnh và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình xét, vinh danh; tổ chức nhiều gian hàng, tham gia các hội nghị, hội chợ trưng bày, triển lãm và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Nghệ An.Thực hiện Chương trình phối hợp đã đem lại hiệu quả kinh tế một cách rõ rệt cho hội viên, nông dân. Các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng, chuyển giao đã tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại giá trị thực sự cho người nông dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong vùng; các lớp tập huấn về máy tính, Intenet và khoa học công nghệ đã có sức lan tỏa trong cộng đồng, nâng cao nhận thức, kiến thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ; nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong đời sống, sản xuất, kinh doanh của nông dân.Thông qua chương trình phối hợp đã từng bước làm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người nông dân, giúp hội viên và bà con nông dân mạnh dạn ứng dụng, đầu tư công nghệ mới nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa; nông dân đã biết liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân làm khoa học công nghệ. Các dự án thành công đã thu hút hàng chục triệu lao động nông thôn có việc làm tại chỗ với thu nhập ổn định, góp phần làm giảm di cư từ nông thôn ra thành thị, góp phần vào việc phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân. Chương trình phối hợp đã giúp cho nông dân tăng cường kiến thức, năng lực ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, qua đó đã giảm nhiều việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý; việc nông dân ý thức và tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh góp phần làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trình Vi