00:00 Số lượt truy cập: 2669247

Kỹ thuật nuôi chim Le le 

Được đăng : 01/06/2021

I. Đặc điểm sinh học của chim le le

Le le có mỏ dài, màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ, bụng màu vàng sẫm da bò, chỏm lông trên đầu sẫm màu hơn. Lưng và hai cánh màu sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và ở phần đuôi. Tiếng kêu của chúng hơi khò khè, thường phát ra âm thanh khi bay. Chỗ ngủ đêm của chúng thường rất ồn ào. Chúng làm tổ trong các hốc cây, tổ của loài chim này khác với các loài chim khác, thường đẻ 6 - 12 trứng.

Le le sống thành bầy ở những nơi ưa thích. Môi trường sống của chúng là các hồ nước ngọt, nhiều thực vật. Thức ăn chính là các loại hạt và các loài thực vật khác. Ðôi khi chúng cũng tạm cư trú một ngoài nơi ngoài biển, nhưng ngoài khu vực nhiều sóng.         

         chim-lele

II. Kỹ thuật nuôi

Trước đây, người nông dân vẫn từng rất quen thuộc với những nghề chăn nuôi gà, vịt, ngan hay ngỗng..., hiện nay, chim le le rất dễ nuôi, mau lớn như gà, vịt và rất ít bị dịch bệnh.Sau 8 tháng nuôi chim le le, một con có thể đạt trọng lượng 300 - 400 g.

Tuy nhiên, chim le le là vật nuôi khá mới bởi nó là loài hoang dã chưa thực sự thuần hóa với môi trường chăn nuôi. Chính vì thế, khi nuôi chim le le phải đảm bảo các yếu tố về chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và nhất là nơi nuôi phải gắn liền với môi trường tự nhiên nơi chúng từng sống thì mới có khả năng sinh trưởng tốt nhất.

1.Chuồng nuôi

Le le là loài chim khá đặc biệt, vừa biết bơi lại vừa biết bay rất tốt. Chính đặc tính này nên trong quá trình làm chuồng cần tính toán sao cho chúng không thể bay đi. Le le là một giống chim quen thuộc trong tự nhiên, nên để thuần chủng cần cho le le tự do bơi lội tự nhiên trên các mặt nước rộng, mật độ nuôi chim nhiều hay ít tùy thuộc vào chuồng nuôi thiết kế. Chuồng nuôi trước hết phải thông thoáng, rộng, có tường bao quanh thật cao, xung quanh là ao, hồ. Ðể chim có cảm giác sống trong tự nhiên cần trồng nhiều cỏ dại như sậy, bèo tây (lộc bình), năng, lát cho chim trú ẩn và đẻ trứng. Nhằm bảo đảm an toàn, đề phòng chuột, mèo phá hoại thì chuồng phải được bao quanh bằng một lớp hàng rào lưới dày và chắc chắn.

2. Dinh dưỡng

- Thức ăn cho chim le le tốt nhất là sử dụng lúa, rong rêu, lục bình, ngô nghiền. Bà con có thể bổ sung thêm tôm, tép, cá nhỏ với số lượng ít. 
          - Nên cho le le ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều với lượng thức ăn vừa phải.

 - Khi nuôi theo hình thức sinh sản, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng, premix thì chim le le mới có thể đẻ được nhiều trứng.

3. Sinh sản

Khi le le trưởng thành, chọn ra từng con trống, mái để nhốt riêng. Le le tự làm tổ nhưng tốt nhất là dùng rơm rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho chúng sinh sản. Không được sờ tay vào trứng hoặc dời tổ vì khi chúng phát hiện có hơi người là bỏ tổ.

Trong thiên nhiên, le le thường đẻ vào mùa mưa, khoảng tháng 7 - 8. Mỗi năm, một con le le mái đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 10 - 15 trứng. Trứng le le sau 27 ngày ấp sẽ nở con. Muốn cho le le đẻ và ấp trứng, phải có không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch... Le le ấp trứng cũng giống như gà, vịt. Trứng le le sau 27 ngày ấp sẽ nở con, sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn.

Bà con lưu ý: Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cho thấy, việc dùng lò ấp trứng bằng điện thì tỷ lệ trứng le le nở thành công rất thấp. Vì vậy, bà con nên có thể sử dụng thêm gà mái để ấp trứng le le.

         

                                                                                Ths. Phạm Văn Đức