00:00 Số lượt truy cập: 2637805

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản và ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp 

Được đăng : 20/09/2021
Tại Việt Nam, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hộ dân đầu tư nuôi. Khí hậu Việt Nam khá phù hợp cho đà điểu sinh trưởng phát triển tốt.

 

d12

1. Chọn giống đà điểu

Để có đàn đà điểu khỏe mạnh, sinh trưởng và sinh sản tốt thì khâu chọn giống khá quan trọng. Đà điểu đực cần có dáng đứng thẳng; cổ thẳng, màu lông đen nhánh (đen tuyền), thân hình cân đối. Thể trạng nhanh nhẹn, hay di chuyển.
          2. Chuẩn bị chuồng nuôi

Đà điểu có tập tính sống hoang dã, phát triển tốt trong môi trường tự nhiên nên khu vực sống cần phải tương đối lớn. Chuẩn bị khu sân chơi cho đà điểu kích thước khoảng 5x80m (hoặc có thể dài tới 100m cho đà điểu thoải mái chạy).

Do thói quen sống ở sa mạc, Đà Điểu thường xuyên tắm cát để loại bỏ ký sinh trùng trên da và cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng thích tắm mưa nên nếu không có đệm cát bên dưới thì nước mưa sẽ làm sân lầy bùn và nhiều loại ký sinh trùng sẽ phát sinh. Cùng với đó, sân chơi cần trồng một số cây làm bóng mát giúp đà điểu tránh nắng.

3. Chuẩn bị máng ăn, uống nước

Đà điểu là một loài động vật to lớn, nên bà con cần phải đóng những máng ăn uống bằng gỗ có kích thước lớn. 0,3 x 0,25 x 1,0m là kích thước chuẩn để đóng máng đồ ăn.

Độ cao của máng cách mặt đất chừng 0,7 – 0,8m để chúng có thể ăn dễ dàng và không dẫm đạp lên.

Trung bình 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su lớn đựng nước uống cho Đà Điểu. Bà con sử dụng nước máy, nước giếng khơi sẵn có để cho loài vật này uống. Việc thay nước và rửa máng cần thực hiện mỗi ngày 1 lần để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, máng nước cũng cần đặt chỗ mát để tránh làm nóng nước.
          *Bà con lưu ý khi chuẩn bị môi trường nuôi

Để nuôi đà điểu đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý một vài đặc tính dưới đây của đà điểu.

- Đây là loài động vật có hệ thần kinh khá nhạy cảm. Chúng dễ phát sinh kích động, hoảng loạn khi có tiếng động lớn hoặc có người lạ xâm nhập.
          - Nếu như có sự kích động lớn, cả bàn sẽ hoảng loạn và chạy dẫm đạp lên nhau. Chúng sẽ dễ bị đâm vào các chướng ngại vật, gây tổn thương cho da hoặc thậm chí bị gẫy cổ và chết.

- Là một loài động vật ăn tạp, đà điểu sẽ ăn hầu hết các thứ chúng nhìn thấy. Nên bà con cần dọn dẹp sạch khu vực nuôi nhốt. Các vật dụng như gạch, mảnh thủy tinh, các vật sắc nhọn, túi bóng, … cần phải được loại bỏ. Nếu ăn phải những thứ này, sẽ tổn thương lớn đến đường tiêu hóa của chúng.

4. Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản hiệu quả

4.1. Chăm sóc đà điểu đúng cách

Nuôi đà điểu sinh sản, có thể nói giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng là giai đoạn cần phải chăm sóc đà điểu tốt nhất. Vì chất lượng trứng sẽ tác động rất lớn đến chất lượng con giống sau này.

Thời gian đẻ trứng của đà điểu khoảng từ tháng 12 năm trước, kéo dài đến tháng 8 năm sau. Còn lại 4 tháng trong năm là khoảng thời gian nghỉ ngơi và thay lông.
          Trong ngày, chúng thường đẻ khoảng thời gian từ 14h đến 19h. Bà con cần bố trí người nhặt trứng trong thời gian này. Cần phải nhặt sớm, tránh để đà điểu dẫm vỡ trứng hay nước ngấm vào làm giảm tỉ lệ nở.

Đặc tính của đà điểu cái thường đẻ thành từng đợt. Mỗi đợt đẻ liên tiếp khoảng 8-10 quả, sau đó nghỉ ngắt quãng khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp đợt mới. Một số trường hợp hiếm thấy là nghỉ khoảng 1-2 tháng mới đẻ tiếp.

* Bà con lưu ý về điều kiện chăm sóc đà điểu sinh sản

- Chuồng nuôi cần có ánh sáng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao tránh ngập lụt hay đọng nước. Khu vực xung quanh chuồng nuôi cần yên tĩnh, tránh những tác động mạnh.

- Sau 3 tháng nuôi gột, đà điểu được chọn sinh sản cần chuyển sang chuồng mới để làm quen. Thời gian đầu chuyển sang chuồng mới, cần làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới.

- Chú ý rằng chuồng nuôi phải bằng phẳng, ít hoặc không có chướng ngại vật. Ngoài ra cũng cần phải đủ kích thước để đà điểu tự do vận động.

4.2. Thức ăn cho đà điểu

Chăm sóc đà điểu sinh sản có vai trò lớn đến thế hệ sau. Ngoài các yếu tố chọn giống, chọn con non thì thức ăn là yếu tố rất quan trọng.

Đầu tiên cần khẳng định rằng đà điểu là loài động vật ăn tạp. Thức ăn tự nhiên của chúng là các loại rau củ, lá cây, các loại cỏ cùng với các hạt ngũ cốc. Bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại cám gà, cám ngỗng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, thì chế độ ăn của đà điểu cũng vì vậy mà thay đổi.

Trung bình mỗi ngày cần cho ăn khoảng 1,6 – 1,8 kg cho mỗi con đà điểu sinh sản. Bà con cho thức ăn và đầu buổi sáng, đến cuối buổi chiều kiểm tra lượng thức ăn trong máng hết là vừa đủ.

Tuy nhiên, cần phải theo dõi nắng suất đẻ trứng của từng con để điều chỉnh lượng thức ăn. Với những con có năng suất đẻ tốt cần gia tăng lượng thức ăn để chúng có sức khỏe và đủ dinh dưỡng có thể đẻ tiếp.

4.3. Kỹ thuật phối giống

Đà điểu mái thường phát dục khi đạt 20 – 25 tháng tuổi. Nên ghép đực vào đàn khi những con mái đạt 18 – 20 tháng tuổi, để chúng làm quen dần.

Cần ghép với những con đực già hơn ít nhất 6 tháng tuổi. Lý do là những con mái thường phát dục sớm hơn con đực nửa năm. Đà điểu thường phối giống vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, rất hiếm khi xảy ra vào buổi trưa. Một con đực khỏe mạnh có thể thực hiện 11 – 13 lần mỗi ngày.

4.4. Phòng bệnh cho đà điểu

Một số bệnh hay mắc của đà điểu như bệnh lậu, tắc đường tiêu hóa hay bệnh viêm túi lòng đỏ.

Với mỗi bệnh khác nhau, cần có phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên đều phải phát hiện và điều trị sớm. Bà con cần gọi thú y khi phát hiện biểu hiện của bệnh, hạn chế tự ý điều trị bệnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

          5. Kỹ thuật ấp trứng đà điểu

          5.1. Chuẩn bị trứng

          Trứng chuẩn bị mang đi ấp cần nhặt ngay sau khi đẻ, tránh bị nhiễm khuẩn hoặc bị đà điểu bố mẹ giẫm nát. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, cần giữ trứng ở nhiệt độ khoảng 180C, độ ẩm 55 - 60 % để phôi có thể phát triển tốt nhất.

trung


Tiến hành soi trứng và đánh dấu phần có bóng khí lại trước khi mang trứng đà điểu đi bảo quản. Xếp trứng có phần bóng khí hướng lên trên, tốt nhất là nghiêng 450 so với chiều thẳng đứng, đảo trứng 1 - 2 lần/ngày để giúp lòng đỏ chuyển dần về phía buồng khí. Để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thụ nhiệt.

          5.2. Quy trình ấp trứng

          Nếu ấp trứng trong máy ấp trứng đa kỳ - tức là trong máy luôn có trứng đã được ấp dài ngày. Trứng mới đưa vào ấp cần chuẩn bị vị trí để xếp đan xen giữa trứng đang ấp và trứng mới vào nhằm cân bằng nhiệt thải ra từ trứng cũ và nhiệt thu vào của trứng mới. Trứng mới cho vào cũng cần phải xông máy ấp bằng dung dịch thuốc tím và formalin để diệt khuẩn, tẩy trùng.

          Nếu ấp trong máy đơn kỳ (chỉ ấp một lứa đến kết thúc mới vào tiếp lứa khác) thì phải vệ sinh, diệt khuẩn, tẩy trùng máy sau mỗi lứa ấp. Trứng ở trong phòng bảo quản cần được đưa ra ngoài trước 8 - 10 giờ để không bị lạnh, nóng đột ngột gây chết phôi.

          Các yếu tố chi phối quá trình ấp:

           Nhiệt độ: Phôi bên trong của trứng đà điểu chỉ phát triển khi nhiệt độ môi trường cao, nhiệt độ ấp trứng lớn hơn 35,50C.

          Kiểm tra trứng: Trong quá trình ấp trứng cần được soi để kiểm tra quá trình phát triển của phôi, loại bỏ những quả trứng không có phôi, trứng chết thối để tránh ảnh hưởng đến những quả trứng khác.

          Quá trình soi trứng được chia thành 3 giai đoạn như sau:

          - Khi trứng được ấp 10-11 ngày cần dùng đèn soi để kiểm tra phôi trong trứng.
          - Soi trứng khi ấp được 22 - 23 ngày để kiểm tra lại sự phát triển của phôi.
          - Sau khi trứng đã ấp được 38 - 39 ngày soi trứng lần cuối để loại những quả trứng chết phôi, trứng thối ra.

          Sau khi kiểm tra thấy mỏ và chân đà điểu con đạp mạnh, bóng khí đã đạt 1/3 thì có thể chuyển trứng sang máy nở.

          Bà con lưu ý: trứng được xếp vào khay nở không cần đảo. Máy nở phải được chuẩn bị trước đó 3 - 5 giờ, vệ sinh sạch sẽ, khử trùng và bật máy đủ nhiệt độ mới chuyển trứng từ máy ấp sang.

 

Ths. Phạm Văn Đức