00:00 Số lượt truy cập: 2638315

Kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản 

Được đăng : 13/10/2021

kinhnghiemnuoinguabachsinhsankythuatphoigiongsuckhoecuocsong

1. Kỹ thuật làm chuồng nuôi ngựa bạch sinh sản

Chuồng nuôi ngựa cần thiết kế tạo sự thông thoáng ấm về mùa đông, mát về mùa hè, cửa sổ cách nền chuồng 1,5m. Nền chuồng lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa.

Nền chuồng nuôi ngựa có độ dốc và rãnh thoát nước trong chuồng  có máng ăn,máng uống nước để cao khoảng 1m.

2. Chọn ngựa giống

Chọn ngựa bạch có bố và mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt. Ngựa giống có ngoại hình cân đối, màu lông đồng nhất, không dị tật, móng tròn, bộ phận sinh dục bình thường. Khi ngựa đạt khoảng 6 tháng tuổi chọn ngựa giống tốt nhất.

3. Dinh dưỡng cho ngựa

Thức ăn thô bao gồm cỏ, dây lang, thân cây ngô, lá lạc, rau… rơm khô, nên phối hợp các loại cỏ cho ngựa ăn.

Thức ăn tinh gồm cám gạo, cám hỗn hợp giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho ngựa phát triển tốt.

4. Phối giống cho ngựa

Xác định thời điểm phối giống

Thời điểm phối giống vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi ngựa bạch sinh sản. Cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu chịu đực. Chỉ cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái khi dương vật của chúng đã đủ độ cương và vệ sinh sạch sẽ, có người hướng dẫn hỗ trợ cho phối giống, sau khi cho phối giống phải ghi chép ngày phối, để dự kiến ngày đẻ.

5. Chăm sóc ngựa mang thai

Ngoài việc chăn thả ăn cỏ ngoài đồng cần bổ sung cho ngựa mẹ ăn 1,5kg thức ăn tinh một ngày, lượng thức ăn thô đủ no thoải mái theo nhu cầu. Ngựa chửa nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, diện tích 5m2 /ô,  tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa chửa trong những ngày trời giá, lạnh che chắn rét cẩn thận.

Đỡ đẻ cho ngựa

Thông thường ngựa mang thai khoảng từ 11-12 tháng, chú ý theo dõi để hỗ trợ ngựa sinh con, Khi con mới sinh ra cắt rốn cho ngựa con và sát trùng tránh bị nhiễm trùng.

Dùng khăn sạch lau khô thân, mũi, miệng cho ngựa con và cho bú mẹ càng sớm càng tốt. Nếu ngựa mẹ không cho con bú phải hỗ trợ để ngựa con được bú ngay.

6. Chăm sóc ngựa con

Ngựa con nuôi trong ô chơi có chắn trong 10 ngày. Trong thời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc cẩn thận tại chuồng và sân chơi, không được để ngựa con giao phối với ngựa mẹ. Khi ngựa con được 30 ngày tuổi cho tập ăn;  thức ăn tinh lượng thức ăn cho ngựa con tăng dần từ 0,1kg ngày đầu đến 0,3kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi, thức ăn thô là cỏ xanh, non cắt ngắn cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng thức ăn xanh thoải mái theo nhu cầu.

7. Phòng, chữa bệnh cho ngựa

Luôn giữa vệ sinh chuồng nuôi ngựa sạch sẽ.  Phun thuốc sát trùng Crezin 2%, thực hiện một năm 3 lần. Ngoài ra sử dụng chế phẩm sinh học EM để xử lý mùi hôi chuồng ngựa.

Thực hiện tiêm đủ các loại vắc xin cho ngựa mẹ, ngựa con đầy đủ theo từng giai đoạn.

P.Loan