00:00 Số lượt truy cập: 2669108

Kỹ thuật phòng trừ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa 

Được đăng : 23/09/2021

lun-xoan-la

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại nặng và rất phổ biến ở trên cây lúa. Khi điều kiện khí hậu biến đổi, thời tiết diễn biến thất thường, việc phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gặp nhiều khó khăn. Nếu lúa bị bệnh hại nặng có thể gây thất thu cho người sản xuất lúa.

1.     Tác nhân gây bệnh.

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hay hiện theo chu kỳ, nguyên nhân gây bệnh được xác định là virus lùn xoắn lá.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đều có tác nhân truyền bệnh giống nhau là rầy nâu. Bệnh không lây lan qua giống, đất, nước hay vết thương cơ giới. Trên cơ thể rầy non thời gian ủ bệnh  từ 7-10 ngày có những trường hợp ủ bệnh 20 ngày bắt đầu truyền bệnh.  Khi bị rầy chích hút cây lúa đang khỏe mạnh nhưng chỉ sau khoảng 1 giờ là bị nhiễm bệnh.

Đối với ruộng gieo sạ:

Khi mới gieo sạ rầy nâu di trú ngay ở ruộng lúa, khi cây lúa phát triển 1 - 2 lá rầy nâu bám vào cây chích hút và truyền vi rút cho cây. Khoảng 15 - 20 ngày cây lúa sẽ bắt đầu có những triệu chứng bệnh. Bệnh lây lan và phát triển trên diện rộng hoặc truyền từ vụ lúa này sang vụ lúa khác.

Những cây lúa bị nhiễm bệnh nhẹ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng; những cây lúa bị nhiễm bệnh nặng thì lụi dần và chết.

Đối với ruộng cấy:

Bệnh thường xuất hiện khi cây lúa bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh, rầy nâu xuất hiện và truyền bệnh cho cây lúa.

2.Triệu chứng.

a) Bệnh vàng lùn

Khác với những cây lúa nhình thường không bị bệnh thì thân lá phát triển tốt, lá xanh, cây lúa bị bệnh vàng lùng thì lá lúa chuyển sang màu vàng, cây thấp lùn.

Những lá ở phía dưới gần gốc lúa bị vàng trước,  dần lên các lá ở phía trên. các điểm màu vàng xuất hiện lúc đầu ở chóp lúa, sau đó lan dần vào bẹ lá.

Cây lúa bị bệnh ít đẻ nhánh, trong ruộng lúa phát triển không đều, khi nhổ lúa lên rửa sạch quan sát thấy rễ lúa kém phát triển, cứng và thối đen.

b) Bệnh lùn xoắn lá

Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá có biểu hiện cây thấp lùn và lá bị xoắn lại.

Vếu bệnh hại sớm trên cây lúa thì cây càng lùn so với những cây bị hại về sau. Khi cây lúa mới nhiễm bệnh lùn xoắn lá,  phiến lá hơi gợn sóng, rìa lá bị rách.

Cây lúa thấp lùn, lá lúa có màu xanh đậm, có những cây tới thời điểm thu hoạch lá vẫn xanh.

 Khi lúa bị bệnh nặng chóp lá xoăn lại, xuất hiện các u nhỏ dọc theo gân lá. Các dảnh lúa đẻ nhiều chồi hơn so với lúa không nhiễm bệnh. Lúa không trổ bông bình thường, bị nghẹn đòng, hạt lép.

3.Cách phòng trừ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Sử dụng các giống lúa kháng rầy sẽ giúp hạn chế vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa

Không nên gieo sạ liên tục, thời gian giữa các vụ ít nhất từ 30 ngày.

Khi gieo sạ cần làm  đồng loạt, tập trung cao, để tránh thời điểm rầy phát triển.

Không gieo sạ quá dày, sạ lan khoảng 120kg giống/ha; sạ hàng khoảng 80kg/ha.

Vệ sinh đồng ruộng:

Sau khi thu hoạch xong cần xử lý ruộng, cày lật, phơi ải nếu có điều kiện thuận lợi phát dọn cỏ dại xung quanh để ruộng lúa luôn sạch sẽ, hạn chế nơi trú ngụ của rầy nâu.

Khi phát hiện ruộng mới bị bệnh tiến hành nhổ bỏ, đem xử lý những cây lúa bị bệnh.

Phải thường xuyên thăm ruộng để phát hiện rầy nâu, sớm phun thuốc tiêu diệt. Nếu dịch bệnh xuất hiện phải báo ngay cán bộ bảo vệ thực vật và tiến hành xử lý kịp thời.

Luôn thực hiện các biện pháp canh tác lúa đúng kỹ thuật để đảm bảo ruộng lúa thông thoáng, cây lúa đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

 T. Khuyên