00:00 Số lượt truy cập: 2637700

Kỹ thuật trồng hoa Cẩm tú cầu (Hortensia Opuloides) 

Được đăng : 23/01/2020

1. Đặc điểm cây hoa cẩm tú cầu

Cây cẩm tú cầu hay còn thường được gọi là cây hoa cẩm tú cầu, cây dương tú cầu, hoa tử dương. Thuộc loài hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau.

- Rễ: Cẩm tú cầu có bộ rễ thuộc dạng rễ chùm, phát triển mạnh gần mặt đất.

- Thân: thuộc cây thân mộc, phân nhiều nhánh, nhẵn

- Lá: mọc đối xứng theo từng đốt trên thân, có cuống mép hình răng cưa

- Hoa: tập trung ở đỉnh và đầu, cụm hoa hình cầu có nhiều màu sắc khác nhau đặc biệt lại phụ thuộc vào độ pH của đất

2. Thời vụ trồng hoa cẩm tú cầu

            Hoa cẩm tú cầy là cây dễ tính có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi thì tốt nhất nên trồng vào vụ thu và vụ xuân.

3. Đất, giá thể trồng hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, cho hoa đẹp thì đất trồng tốt nhất là đất phù xa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

4.1. chuẩn bị đất, giá thể trồng:

- Đất đượccày bừa,làm phẳng, sạch cỏ rác hoặc phối trộn giá thể trồng nếu trồng chậu (tỷ lệ phối trộn: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%)

- Lên luống rộng 1,3 – 1,4 m, mặt luống 70 - 80 cm, luống cao 30 cm, rãnh luống rộng 30 – 40cm, (đối với trồng đất).

- Chuẩn bị chậu trồng kích thước tối tiểu 25x25cm (đối với trồng chậu)

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Chuẩn bị cây giống:

Cây giống là các hom đã được giâm ủ ra rễ (hom giống có chiều dài 20-25cm, trên hon có 3-5 mắt ngủ). Cây giống đem trồng đã bật chồi cao từ 10-15cm, có bộ rẽ phát triển khỏe, ko bị sâu bệnh hại.

- Cách trồng và khoảng cách trồng:

+ Trồng chậu: Đổ hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu trồng, dùng ngón tay tạo lỗ trồng sâu 3-5cm để trồng cây, mỗi chậu trồng 1-2 cây, sau đó đổ thêm đất vào chậu sao cho lượng đất trong chậu thấp hợn mặt chậu 5-10cm, dung tay lèn chật đất xung quanh gốc cây.

+ Trồng luống: Dùng dụng cụ tạo lỗ sâu 10-15cm để trồng cây, mỗi hố trồng 1 cây, sau đó lấp đất và tưới ẩm.

- Kỹ thuật tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng, đảm bảo độ ẩm 65-75%, dùng ô doa hoặc vòi sen để tưới cho cây.

- Kỹ thuật bón phân:

+ Bón lót: Sử dụng các loại phân đã được ủ hoai mục như phân gà, phân chuồng, phân gia súc... để bón vào đất trồng hoặc trộng vào giá thể, bón hoặc trộn trước khi trồng 1-2 tháng.

+ Bón thúc: Sau trồng 10 ngày trồng, lúc này bộ rễ đã bén và phát triển tương đối tốt chúng ta tiến hành bón phân thúc cho cây.

* Biện pháp bón phân qua gốc: loại phân bón thúc chính thường dùng là NPK tỷ lệ 1:1:1, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, kali, canxi khác nhau, nên hòa phân với nước để tưới.

- Sử dụng một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá như: Atonik 1.8SL 40ml/ 30 lít/300 chậu, Đầu trâu (502, 901, 902) 30g/30 lít/300 chậu. Phun sau trồng 15-20 ngày, phun định kỳ 5-7 ngày/lần.

- Làm cỏ, xới xáo:

Dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất cho cây, định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Nhện đỏ:

+ Triệu chứng: Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng.

+ Phòng trừ: Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít nước hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít nước

-  Rệp:

+ Triệu chứng: Rệp thường phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm nước.

+ Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc hoá học như sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % , Supathion 12ml/1bình 8lít….

- Sâu ăn lá, hoa:

+ Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.

+ Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít..

- Bọ trĩ:

+ Triệu chứng: Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối.

+ Phòng trừ: Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Selectron 500 ND 7 –10ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.

- Bệnh phấn trắng:

+ Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây

+ Phòng trừ: Có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lượng 10 ml/bình 8 lít , Anvil 5SC liều lượng 7-10 ml/bình 8 lít.

- Bệnh đốm đen:

+ Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.

+ Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 WP 25 mg/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN liều lượng 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC liều lượng 7 –10 ml/bình 8 lít.

6. Thu hoạch

Khi nụ hoa cẩm tú cầu phình to và bắt đầu có màu. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cách mặt đất 10-15cm. Sau đó phân loại hoa, tuốt bỏ lá sát gốc khoảng 10cm; xếp bằng gốc và bó lại (10 cành/bó) và ngâm bó hoa vào nước. Dùng giấy báo hoặc túi PE bọc lại, sau đó cho các bó hoa vào thùng carton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh để nhiệt độ từ  5-10oC.

7. Bảo quản

Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB….

Bảo quản trong kho lạnh: Sau khi bao gói xong cho thùng carton vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%.

8. Hình ảnh hoa cẩm tú cầu
tu-cau-2

tu-cau

 

                                 Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ