00:00 Số lượt truy cập: 2669837

Ký thuật trồng hoa Lay ơn (Gladiolus communins Lin) 

Được đăng : 19/05/2020

 

1. Đặc điểm cây hoa lay ơn

Hoa lay ơn đẹp, bền, nhiều màu sắc, lâu tàn, cành gọn nhẹ dễ vận chuyển và có thể sản xuất hoa quanh năm, được người tiêu dùng ưa chuộng.

-  Rễ: Rễ chùm phát triển mạnh, phân bố ở lớp đất mặt 3-15cm, mọc từ đáy củ, có 2 loại rễ :

 + Rễ sơ cấp sinh ra từ củ giống, có tác dụng hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

 

 + Rễ thứ cấp sinh ra từ củ con do củ mẹ đẻ ra, có tác dụng lấy dinh đưỡng từ cây để nuôi củ con.

-  Thân: Lay ơn là cây thân thảo, thuộc loại hình thân giả được tạo bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau. Thân thật ở dưới mặt đất tạo thành củ. Cây sinh trưởng được chủ yếu nhờ dinh dưỡng từ củ, nên việc lựa chọn củ thích hợp để đưa ra sản xuất là rất quan trọng.- Lá:Cây lay ơn có 3 loại lá chính: lá bao, lá sinh trưởng và lá đòng

+ Lá bao: Là loại lá không hoàn chỉnh, có tác dụng che mầm non, bảo vệ đỉnh sinh trưởng.

+ Lá sinh trưởng: là loại lá hoàn chỉnh, có tác dụng quang hợp.

+ Lá bao đòng: Có 2 lá nhỏ có tác dụng bảo vệ đòng hoa.

- Hoa:Hoa được hình thành từ trục thân, cành hoa dài 70-150cm tùy giống, trên một cành có nhiều hoa tự (8-13hoa), hoa lưỡng tính đơn sinh. Hoa mẫu 3, có 6 cánh, có 3 nhị đực, mỗi nhị có vòi nhị và bao phấn và một nhuỵ cái mọc ở giữa. Đầu nhuỵ chia 3 thùy, bầu nhuỵ có 3 ngăn

- Quả và hạt: Quả lay ơn có hình ô van, mỗi quả có từ 15 – 70 hạt, trọng lượng 1.000 hạt từ 5,2 – 7,5 gam. Hạt layơn dễ mất sức nảy mầm trong điều kiện bảo quản thông thường. Tỷ lệ nảy mầm ở các giống tự thụ tự nhiên rất thấp cây yếu.

2. Thời vụ trồng hoa lay ơn

Vùng đồng bằng: Vụ thu đông (T8- T10); Vụ Đông xuân (T11-T1).

Vùng núi cao ( Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu) có thể trồng quanh năm.

3. Đất trồng hoa lay ơn

Đất trồng hoa lay ơn đất đất tơi xốp, nhiều mun, trước khi trồng đất cân được làm kỹ, sạch cỏ, lên luống (rộng 1,0-1,2 m, cao 30 cm, mặt 70-80 cm, rãnh 30-40cm). Tốt nhất đất đã được luôn canh vụ trước với cây lúa nước.

Đánh rạch ngang luống, sâu 12-15cm, khoảng cách rạch 25-30 cm, trộn đều các loại phân bón lót xuống rạch, lấp đất sâu 10 -15 cm.      

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lay ơn

4.1. Chọn giống:

Chọn giống phù hợp với yêu cầu sử dung (màu sắc, chủng loại), chu vi củ 8-10 cm, hoặc 10-12 cm, đã xử lý nảy mầm, sạch bệnh, không sứt vẹo.

4.2. Xử lý củ trước trồng:

Sử dụng dung dịch Mancozed 2%, Daconil 75WP, liều lượng 20g/20lit nước, ngâm trong 5-10 phút, vớt ra hong ráo trước khi trồng.

4.3. Mật độ trồng:

Khoảng cách trồng tùy kích thước củ giống. Hàng cách hàng: 25-30 cm, cây cách cây 10-12 cm. tương ứng mật độ từ 20.000 -21.000 củ/1000m2.

4.4. Kỹ thuật trồng: Rạch hàng, đặt củ, lấp đất dày 2,5-3 cm.

4.5. Phân bón và cách bón phân: Lượng phân tính cho 1000m2:

Phân chuồng: 2,5-3 tấn. Vôi bột: 80-100kg.

Phân hóa hoc: 30kg urê + 90kg super lân + 24kg kali đỏ*, hoặc 75kg NPK+ 8kg ure,10kg super lân (bón lót), 9kg kali đỏ **.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi và ½ lân super

Bón thúc: chia làm 4 đợt

Đợt bón

Ngày sau trồng

Lượng phân *

Lượng phân  **

Giai đoạn sau trồng

Ure

Super lân

Kali đỏ

NPK

Ure

Kali đỏ

1

10 – 15

5

10

-

10

2

-

Cây có 2 lá

2

30 – 35

10

20

-

25

3

-

Cây có 4 lá

3

50 – 55

10

15

12

25

3

4,5

Cây có 6 lá

4

70 - 75

5

-

12

15

-

4,5

Cây trổ đòng

Mỗi lần bón phân kết hợp xới xáo, làm cỏ, tưới nước. Sau khi bón tưới ẩm cho tan phân.

Bổ sung một số chất kích thích sinh trưởng như: Atonik 1.8SL liều lượng 15ml/ 16lít, SEAWEED rong biển liều lượng 10g/ 16lít. Phân bón lá đầu trâu vào thời kỳ cây 2-6 lá.

4.6. Tưới nước:

Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất thích hợp 70-75%. Tránh để cây bị ngập úng.

4.7. Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm

Khi mầm mọc để lại 1 mầm chính, tỉa bỏ mầm phụ, chú ý tránh làm lay gốc.

Khi cây được 3 lá vun đợt 1, cây cao 40-50cm vun đợt 2, vun cao để chống đổ.

Cắm cọc làm dàn: Cắm cọc theo mép luống, cọc cắm cách nhau từ 1,5 - 2m, dùng dây căng và buộc hai bên luống hoặc dùng lưới đan sẵn có kích thước ô 10x10cm.

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Sâu xám (Agrotis upsilon ):

+ Triệu chứng: Sâu mới nở gặm biểu bì lá, sâu tuổi lớn cắn đứt gốc cây con.

+ Phòng trừ: Dùng Basudin 10G liều lượng 2-3kg/1000m2 để xử lý đất trước khi trồng. Sử dụng FM-tox 50 EC 15ml/16lít. Trebon 10ND liều lượng phun 10ml/16lít vào 16-17h.

- Sâu khoang ăn lá (Spodoptera  litura):

+ Triệu chứng : Loại sâu này thường phá hoại suốt thời kỳ cây sinh trưởng của cây. Chúng thường cắn phá lá, hại hoa làm giảm năng suất và chất lượng hoa, bị nặng bông không trổ thoát được

+ Phòng trừ: sử dụng FM-tox 50EC phun liều lượng 15ml/16lít, Fastox 50EC liều lượng 15-20ml/16lít.

- Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis):

+ Triệu chứng:cây xuất hiện những đốm nâu và có sọc màu bạc giữa bìa lá, có thể làm cây khô héo. Xuất hiện nhiều khi cây trên 1 tháng tuổi, gây hại cả hoa và lá.

            + Phòng trừ: Sử dụng Marshal 200SC liều lượng 30 ml/16lít.Regent 800WG liều lượng 1,6g/16lít. Pegasus 500SC phun liều lượng 15ml/16lít, Suprathion 40EC 10-15ml/ 16lít.

- Bệnh trắng lá (Septoria gladioli)

+ Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim, về sau to dần, có hình dạng tròn hoặc hình bầu dục, giữa màu trắng xám, ngoài viền nâu sẫm, trên vết bệnh về sau có màu đen, bệnh hại lá bánh tẻ, lá già. Bệnh nặng làm lá vàng nâu, chóng tàn.

+ Phòng trừ: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Topsin-M70NP liều lượng 20g/16lít, Score 250EC liều lượng 10ml/16Llít. Validacin 500 pha nồng độ 40-50ml thuốc/16 lít, Anvil 5SC phun liều lượng 15ml/16lít, Antracol 75WP 50 -100g/16 lít nước.

- Bệnh héo vàng(Fusarium spp.)

+ Triệu chứng: Bệnh xuất hiện ở phần thân giả nằm dưới mặt đất, làm thân teo tóp, củ thối nhũn, cây không phát triển được. Vết bệnh phủ một lớp phấn màu hồng.

+ Phòng trừ: xử lý đất trước khi trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma. Sử dụng Anvil 5SC phun liều lượng 15ml/16lít, Benlat C, pha nồng độ 40-50ml thuốc/ 16 lít. Aliette 800WG pha nồng độ 40g/16 lít nước.

- Bệnh đốm nâu (Pleospora herbarum)

+ Triệu chứng: Bệnh hại trên lá. Vết bệnh có hình tròn, hoặc ovan, xung quanh có viền nâu đậm, khi gặp điều kiện ẩm và bón nhiều đạm bệnh phát triển mạnh.

+ Phòng trừ: Sử dụng Zineb 80BTN 40-45g/16lít, Score 250 EC phun liều lượng 10ml/ 16lít

6. Thu hoạch

- Thời điểm thu: cành có 1- 2 hoa tự nhú màu

- Vị trí thu: Nếu không cần giữ củ: Nhổ cả củ hoặc cắt sát gốc. Nếu cần giữ củ: Chừa lại 1 lá hoàn chỉnh, cắt cách gốc 5-10 cm.

7. Bảo quản

- Bảo quản ướp đá: sử dụng thùng xốp kín, 1 lớp đá, 1 lớp hoa, áp dụng quy mô nhỏ. Thời gian có thể bảo quản được tối đa 10 ngày, 5 ngày đảo hoa 1 lần.

- Bảo quản trong kho lạnh ẩm: Hoa được bọc kín đầu và dựng trong kho lạnh độ ẩm, nhiệt độ 6-80C, ẩm độ 80 – 90%. Thời gian tối đa 10-15 ngày.

Phạm Thị Khuyên