00:00 Số lượt truy cập: 2667195

Kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ 

Được đăng : 06/12/2020

anhkhoaimonhhh

1.     Giống:

Chọn củ giống tốt là những củ không bị thối, không bị sâu bệnh, không khuyết tật, cắt bỏ mầm ngọn, làm kích thích các lá mầm bên phát triển mạnh. Hoặc cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang, đem ủ, giâm chúng khi các mảnh củ lên cây chồi, ra rễ đem trồng.

2.     Chuẩn bị đất.

Đất trồng khoai môn, yêu cầu đất đồi, đất ruộng sạch, đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ tơi xốp, nhiều mùn.

Làm đất : Cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón vôi bột, bừa trộn đều sau đó làm luống để trồng khoai. Luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh luống 30cm.

3.     Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng ở những nơi sử dụng nước trời trong cả nước khoảng đầu tháng 3 -4, thu hoạch tháng 10 - 11. Những nơi chủ động nước tưới tiêu có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá lạnh hoặc quá nóng.
4. Mật độ trồng:

Mật độ thường trồng từ 30.000 - 35.000 cây/ha, khoảng cách hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 50cm cho khoai sọ.

5.Cách trồng:

Đặt củ giống sâu dưới mặt đất khoảng 7cm, mầm hướng lên trên, lấp kín bằng đất bột dầy 2 cm. Trồng xong phủ một lớp rơm rạ trên bề mặt luống để giữ ẩm cho củ giống sau đó tưới ẩm ngay.

6. Phân bón:

Bón lót: dùng 15 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục với chế phẩm sinh học Trichoderma + 80 kg Lân, khi cuốc hố trồng bón thẳng vào hố, sau đó phủ 1 lớp đất bột kín phân tiến hành trồng khoai.

 

Bón thúc: dùng100 kgN đạm, 80 kg P2O5  100 kg K2O cho 1 ha.


Ngoài ra dùng NPK tỷ lệ 13-13-21 để bón thúc cho khoai.

Cách bón:

- Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, xới phá váng, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; kết hợp vun nhẹ và tưới ẩm.

 - Bón thúc lần 2 tiến hành sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, tiến hành xới cỏ,bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali, kết hợp vun gốc, tưới ẩm.

Chú ý: Khi bón thúc cần bón phân cách gốc 10cm, không bón sát gốc dễ làm cây bị chết.

6.Tưới nước.

Luôn chủ động tưới đủ nước cho khoai nhất là thời kỳ hình thành và phát triển củ, nếu thiếu nước cây còi cọc, năng suất thấp, chất lượng củ kém; nếu bị ngập úng củ sẽ bị thối chết cây.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Nhện đỏ:

Phòng trừ: Dùng thuốc: Oncol 25ND, Trebon; phun theo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Rệp bông:

Phòng trừ: dùng thuốc Padan , Ofatox 400EC nồng độ 0,1%, Appland 10WP, Hospan 25ND, phun theo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sâu khoang:

Phòng trừ: dùng thuốc Abatin 1.8EC, Silsau 3.6 EC, phun theo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh khảm lá:

Phòng trừ: Nhổ bỏ các cây bị bệnh đem tiêu hủy. Dùng thuốc AHOADO 50WP Phun diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh; phun theo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh sương mai:

Phòng trừ: Dùng các loại thuốc sau: Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15-0,2 , phun theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

8. Thu hoạch, bảo quản:

Sau trồng từ 10-11 tháng tiến hành cắt dọc trước thu hoạch, chọn ngày nắng thu hoạch, tách sạch đất đem củ về bảo quan nơi râm mát, tránh côn trùng phá hoại.

 

T.Khuyên