00:00 Số lượt truy cập: 3015922

Kỹ thuật trồng ngò tây 

Được đăng : 05/06/2020

ngo 

1. Đặc điểm cây ngò tây

Cây ngò tây có nguồn gốc từ Châu Mỹ, rất phổ biến tại Việt Nam, là cây gia vị có từ lâu đời và được dùng phổ biến cho đến nay.

- Rễ: rễ cọc, thô, hơi sn sùi, màu nâu nhạt, có hình dạng giống như củ cà rốt, dài trung bình 10cm. Từ rễ chính mọc ra nhiều rễ nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở phần tiếp xúc giữa thân và rễ, các rễ cây dễ bị đứt nên cũng có nguy cơ nấm bệnh tấn công.

- Thân: Thân cao từ 15-20 cm, tròn xốp, có nhiều đốt, ở mỗi đốt mang lá và cành. Ở phần gốc có màu sậm hơn phần ngọn, ruột thân màu trắng lốp.

- Lá: Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị, lá ngò gai hình mác thuôn dài, 2 bên mép của phiến lá có nhiều răng cưa nhỏ, rộng dần về phía ngọn lá. Cuống lá mọc trực tiếp từ gốc cây, ngò gai phát triển phân thành nhiều tầng lá khác nhau, có mùi thơm đặc trưng.

- Hoa: Hoa của ngò tây mọc từ trục thân, hoa hình bầu dục hay hình trụ

- Quả: hình cầu, hơi dẹt, chứa nhiều hạt để làm giống.

2. Thời vụ trồng ngò tây

Ngò tây được trồng quanh năm, mùa hè cần có biện pháp cho bớt nắng cho cây.

3. Đất trồng ngò tây

Đất trồng ngò tây là đất tơi xốp, chưa nhiều mùn, nhiều phân hữu cơ. Độ PH thích hợp từ 5,5-6,5.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngò tây

4.1. Làm đất:

Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 7-10 ngày trước khi lên luống.

Xử lý đất bằng vôi trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 40kg - 70 kg/ 1.000m2.

Lên luống: cao 20-25cm, rộng 1-1,2m, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Gieo hạt:

+ Sau khi chuẩn bị xong đất tiến hành gieo hạt vào luống. Lượng hạt giống từ 3-5 kg cho 1.000 m2. Do hạt giống nhỏ nên có thể trộn cùng với cát để rắc hạt đều trên mặt luống, tránh chỗ dầy chỗ mỏng.

+ Gieo hạt xong rải thuốc trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh. Tưới nước để giữ ẩm độ. Sau khi gieo 7-10 ngày, hạt nẩy mầm.

- Bón phân: Lượng phân bón cho trồng ngò tây như sau:

+ Bón lót: Tiến hành bón lót cho cây trước khi gieo hạt, sau khi làm đất xong tiến hành bót lót luôn vào luống, lượng phân bón lót như sau (Tính cho 1.000m2):

Phân chuông hoai mục: 400 - 500kg

Phân NPK 20-20-15: 20 30kg

Sau khi bón phân xong, xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất thật đều.

+ Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây, lượng bón cụ thể như sau (Tính cho 1.000m2): Đạm Urê: 5kg; Super lân 10 kg.

Cách bón: Hòa tan phân vào nước để tưới cho cây, sau khi tưới phân, nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, vì thế không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết. Kết hợp với tỉa cây, dặm cây cho đều trên mặt luống.

Ngoài ra còn có thể dung thêm phân bón lá như: Rong Biển, đầu trâu 502 … để phun cho cây, định kỳ 7-10 ngày phun 1 lần giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Tưới nước:Ngò tây dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.Cây ngò gai ưa ẩm vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Nhưng cũng cần có hệ thống thoát nước tốt để chống úng cho ngò tây mỗi khi có mưa to và kéo dài.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Rệp hại

+ Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.

+ Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

- Sâu ăn lá (Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ ...)

- Triệu chứng: Gây hại trong thời kỳ cây sinh trưởng, lá bị sâu ăn chất lượng giảm, bị nặng mất thu hoạch.

- Phòng trừ: sử dụng Sherpa 25EC liều lượng 20-30ml/16L, Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/bình 16L, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16L

- Bệnh thối gốc

+ Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Gốc, thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc.

+ Phòng trừ:Đảm bảo đất thoát nước tốt, duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.

Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold  68WP để phun phòng trừ bệnh

- Bệnh cháy lá

Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại, lá bị cong, mép là cháy mắt diệp lục, vết cháy lan dần vào trong là hỏng lá.

+ Phòng trừ: Đảm bảo độ ẩm tốt cho cây, phun thuốc Bavisan 50WP.

6. Thu hoạch

Sau khi trồng được 60-70 ngày có thể tiến hành thu hoạch, có thể thu hoạch bằng cách nhổ cả cây sau đó đem ra khu sơ chế nhặt bỏ lá già, lá sâu bệnh rồi rửa sạch mang đi tiêu thụ. Hoặc tiến hành thi hạch các lá bẹ xung quanh gốc.

7. Bảo quản

Hàng sau khi sơ chế được đóng trong túi bảo quản có đục lỗ để đem đi tiêu thụ. Nếu vận chuyển đi xa sau khi bao gói xong cho thùng carton cho vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%, sau đó dùng xe lạnh để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

ngo2

 

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ