00:00 Số lượt truy cập: 2669068

Kỹ thuật trồng rau mầm 

Được đăng : 10/07/2020

rau-mam

1. Đặc điểm cây rau mầm

Rau mầm là một trong những sản phẩm rau đặc biệt, chứ nhiều chất dinh dưỡng và chất sơ cho cơ thể.  Rau mầm là những cây non mới mọc mầm sống không cần đất. Hầu hết các trường hợp hạt giống tự nhiên đều đủ dinh dưỡng để nảy mầm và ra hai lá mầm nhỏ trước khi cần ánh sáng và đất để phát triển. Rau mầm rất mọng nước, mềm và được sử dụng toàn cây, bao gồm cả lá, thâm và dễ mầm sạch, chỉ cần dùng một lượng nhỏ rau mầm mỗi ngày cũng đủ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là một món ăn thay đổi khẩu vị tuyệt vời.

2. Thời vụ trồng rau mầm

Rau mầm được sản xuất quanh năm, không cần thời vụ cố định.

3. Giá thể trồng rau mầm

            Giá thể trồng rau mầm có thể sửa dụng các loại sau:

            - Sơ dừa, mùn cửa xay nhỏ đã qua xử lý

            - Hỗn hợp sơ dừa, mùn cưa, trấu hun với tỷ lệ 1:1:1

            - Đất sạch trồng cây

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mầm

4.1. Dụng cụ trồng rau mầm:

- Khay trồng: Có thể dùng khay kín hoặc hở đáy. Nếu đáy khay có lỗ to có thể dùng nilon lót dưới đáy (thường dùng khay nhựa hoặc khay xốp có kích thước 40x60cm).

- Giấy ăn hoặc giấy vệ sinh. (Dùng để lót trên mặt giá thể trước khi gieo hạt, để khi thu hoạch sẽ không bị dính giá thể và rau)

- Bình tưới cây: 01cái bình phun  (Dùng bình phun sương để phun tưới sau khi gieo hạt vào khay)    

- Kéo: 01 cái (loại kéo sắc để thu hoạch rau mầm khi đạt yêu cầu)

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Ngâm - ủ hạt giống: hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước lạnh thời gian từ 6 – 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 – 12 giờ. Nếu hạt nảy mầm chậm ta có thể ủ hạt 24 giờ đến  48 giờ.

Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:

+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.

+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.

- Cho vào khay một lớp giá thể dày 3-4cm, dùng tay bóp những cục giá thểto nhỏ ra, dùng tay khua nhẹ cho bằng phẳng không được nhận (nén chặt) giá thể, nếu nhận (nén chặt) giá thể thì lượng ôxy không thông thoáng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, tưới nước cho ướt đẫm giá thể đến khi thấy bề mặt đáy khay có nhỏ giọt.

- Giá thể phải san bằng mặt nếu không san bằng thì khi thu hoạch sản phẩm không đồng đều và mẫu mã không đẹp.

- Lót lên bề mặt khay lớp giấy ăn, hoặc giấy vệ sinh mỏng để rau không bị dính giá thể trong quá trình thu hoạch.

- Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước ở trên. Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như.(Ví dụ: cải trắng: 60-  80g/khay 40 x 60cm, đậu xanh: 60 – 80g/khay 40 x 60cm).

- Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.

- Khoảng 12 -18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 – 2 ngày, chú ý không tưới vào buổi chiều.

 - Sau 2 -3 ngày, có thể để khay ở nơi sáng nhưng không cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

5. Thu hoạch

Sau gieo từ 5-7 ngày, khi cây xoè hai lá mầm thì tiến hành thu hoạch bằng cách dùng kéo sạch cắt sát gốc.

6. Chế biến

- Rau mầm sau khi thu hoạch nên dùng ngay để tránh ôi hoặc hỏng rau, làm giảm giá trị dinh dưỡng.         

- Rau mầm có thể dùng để ăn sống, trộn salad, nấu canh, làm các món xào hoặc trần qua nước xôi để chấm nước mắm,….


 Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ