00:00 Số lượt truy cập: 2896760

Kỹ thuật trồng sen trong chậu 

Được đăng : 15/05/2024

2ff410eead2ca3a054aa039b33aebbcd

Ảnh minh họa 

Hoa sen chính là loài hoa mang nét đẹp thuần khiết biểu tượng cho sự thanh tịnh. Đó là lý do loài hoa làng quê trước đây ngày càng được nhiều gia đình yêu thích. Hoa sen không chỉ xuất hiện như một loại hoa làm cảnh mà có thể lấy hạt làm thuốc, nấu ăn,… từ củ, thân,… ngó sen đều quý trọng vô cùng. Đừng nghĩ hoa sen chỉ đẹp trong đầm lầy vì bạn có thể trồng được cả ở chậu vẫn tốt quanh năm. Những bông sen hồng nhiều cánh nổi bật trên màu lá xanh mướt được trồng trong một chậu xi măng nhỏ, đặt ở vị trí thoáng và có nhiều nắng làm đẹp thêm cho căn nhà nhỏ xinh. Kỹ thuật trồng sen trong chậu không khó nên mọi người có thể tự trồng tại nhà.

Sen thích hợp trồng vào 2 vụ chính là tháng 12 - tháng 1 và từ tháng 5 - tháng 7(dương lịch) đối với miền Nam và thời vụ lý tưởng để sen phát triển tốt nhất là từ tháng 1 -  tháng 2 (dương lịch) đối với miền Bắc.Sen là loài hoa ưa sống ở nơi ấm áp, nhiệt độ môi trường thích hợp là trên 25 độ C. Thời tiết quá lạnh sẽ làm cây bị chậm phát triển, chất lượng hoa giảm. Hoa sen ưa sáng nên dễ thích nghi ở nơi có nhiều ánh sáng. Thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp cần ít nhất là 6 giờ mỗi ngày.

Chọn giống

- Đối với hạt giống: Chọn hạt tròn đều, to, có vỏ nâu hoặc đen bóng để tỷ lệ nảy mầm cao. Dùng dao bén cắt phần vỏ cứng ở đầu hạt sen để giúp hạt dễ đâm chồi, cắt cẩn thận, tránh tổn thương đến nhân trắng bên trong.

Ngâm hạt đã cắt phần vỏ vào trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) nước phải ngập hết hạt. Mỗi ngày tiến hành thay nước cho chậu 2 lần vào buổi sáng và tối.Khi mầm nhú ra ngoài thì tiếp tục cắt ½ vỏ hạt, tránh làm gãy mầm. Tiếp tục ngâm nước đến khi mầm dài 12cm thì trồng ra chậu.

- Đối với củ giống: Chọn củ sen có đầy đủ các mắt, phần rễ có 3 – 4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.Củ giống có ít nhất 2 lóng, củ càng lớn càng cho cây mạnh, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15 độ.

Chuẩn bị chậu trồng sen

Chọn chậu trồng sen có đường kính 30cm trở lên, rộng 40cm, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt (hoặc trồng 1 củ).  Nếu bạn dự định trồng sen loại cao thì trồng chậu cao, còn với sen mini hay sen cung đình thì chọn chậu thấp, có bề mặt rộng sẽ hài hòa hơn.Chậu nên có lỗ thoát nước ở đáy để đảm bảo nước dư thừa có thể thoát ra và không gây ngập chìm cây sen.

Cách trồng và chăm sóc

Bùn trồng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có thì sử dụng đất vườn, đất thịt, đất phù sa rồi ngâm nước bóp nhuyễn, cho một thìa phân trùn quế vào. Cho nước vào cao hơn mặt bùn ít nhất 10cm, ngâm như thế 3 – 5 ngày là thành bùn trồng sen.

- Cho bùn đã nhuyễn vào chậu, sao cho chiều cao của bùn tối thiểu 20 cm. Nếu không có bùn, có thể lấy đất thịt ngâm nước, bóp cho nhuyễn.Trộn vào bùn khoảng một nắm phân vi sinh (100-200 g tùy chậu to nhỏ), cho thêm nước sạch, cao hơn mặt bùn ít nhất 10 cm.

- Để chậu bùn và nước 1-2 ngày cho bùn lắng, nước trong. Để cẩn thận, các bạn nên thả rong đuôi chó và vài con cá cảnh loại nhỏ vào chậu. Nếu thấy rong phát triển tốt, cá sống bình thường thì cấy chồi mầm sen vào chậu. Dùng tay ấn nhẹ cho phần chồi ngập sâu vào trong bùn, ở vị trí giữa chậu. Lá sen phải để nổi trên mặt nước.

- Sau trồng 10 ngày, tiến hành bón nhử phân NPK (15:15:15) với lượng 0,5kg, 05 ngày sau bón nhử lần 2 với lượng 0,5kg. Sau đó, cứ 15 ngày bón thúc 1 lần NPK với lượng 1-1,5 kgNPK/lần.

- Định kỳ 02 ngày/lần xả tràn nước cho các chậu cây. Nhằm cung cấp oxy cho sen sinh trưởng phát triển tốt, góp phần làm giảm bèo, rong rêu, rều rều trong chậu. Thường xuyên vớt bèo, rều rều, rong rêu nhằm làm giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo không gian cho lá và nụ non phát triển tốt, tăng thẩm mĩ cho chậu sen cảnh. Đặc biệt sau mỗi lần bón phân và vào các ngày thời tiết ấm nóng các đối tượng bèo, rều rều, rong rêu phát triển rất nhanh.

Đặt chậu sen ở vị trí thoáng, nhiều nắng và tưới nước cho sen vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới khi đang nắng gắt. Khi tưới, đổ nhẹ nước vào chậu, không để đọng hạt nước trên mặt lá.

-.Tỉa lá già, lá vàng, mục thối, lá sâu bệnh… thường xuyên, đặc biệt ở thời kỳ 01 tháng đầu hay thời kỳ trải lá bàng. Sau mỗi lần bón phân, các lá mọc sát mặt nước bị mục thối sinh lý nhiều, cần cắt bỏ. giúp chậu sen đẹp hơn, thông thoáng hơn, tạo điêu kiện cho các lá đứng và nụ sinh trưởng phát triển tốt, giảm mầm mống sâu bệnh hại trong chậu sen.Thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại của cây trong mô hình để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

- Để sen phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh, hãy chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách. Đảm bảo rằng đất trong chậu luôn ẩm nhưng không ngập nước. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất và tưới nước khi cần thiết. Bón phân hữu cơ vào mùa xuân và mùa hè để cung cấp chất dinh dưỡng cho sen. Loại bỏ lá hoặc những phần cây hư hỏng để duy trì sự tươi mới và sức khỏe của cây.Nếu bạn sống ở khu vực có khí hậu lạnh, cần chú ý đặc biệt vào mùa đông. Sen không chịu được lạnh và có thể bị thiệt hại hoặc chết trong mùa đông. Hãy đặt chậu sen trong một nơi ấm và che chắn khỏi gió lạnh. Nếu cần thiết, bạn có thể mang chậu sen vào trong nhà trong thời gian lạnh giá.

- Theo dõi cây sen để phát hiện sớm bất kỳ sâu bệnh hoặc sâu bọ gây hại. Nếu thấy có dấu hiệu của sâu bệnh hoặc sâu bọ, hãy thực hiện biện pháp kiểm soát như sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên hoặc thủy phân.

- Thay bùn: Sau khoảng 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong bùn nên phải tiến hành thay. Nhẹ nhàng nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại./.

    Thu Hà