Yên Luông, Gò Công Tây (Tiền Giang) trước đây là vùng trũng, nhiễm mặn, điều kiện canh tác hết sức khó khăn. Dự án ngọt hóa Gò Công hoàn thành đã góp phần tạo nguồn nước ngọt, khắc phục thiên nhiên khắt nghiệt, giúp chuyển đổi sản xuất một cách phù hợp, thúc đẩy nông dân xây dựng những mô hình làm ăn mang lại lợi nhuận cao. Đời sống nông hộ do vậy ngày một ổn định, làm giàu nhanh.
An Nhơn là địa phương có diện tích nhãn lớn nhất huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Trình độ của nhà vườn cũng khiến nhiều người nể phục vì có thể “bắt” nhãn ra quả theo ý muốn và hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng dần hình thành theo hướng khép kín. Nhãn đã thực sự mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây.
Từ một vùng đất bị nhiễm mặn và thường xuyên bị ảnh hưởng do những biến đổi khí hậu, nhưng giờ đây xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã trở thành vùng chuyển đổi sản xuất tập trung, phát triển kinh tế từ mô hình trang trại tổng hợp, góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây. Mang nét chung nhất cho các trang trại ở Hồng Tiến là trang trại tổng hợp của gia đình anh Phạm Văn Đông, thôn Nam Hoà.
Về thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn hỏi thăm nhà ông Nguyễn Xuân Thọ thì nghe cái tên lạ lắm, nhưng hỏi nhà ông "kỹ sư bún" thì ai cũng biết.
Trong 5 năm (từ năm 2010 - 2015), huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang huy động nguồn kinh phí 108 tỷ đồng để xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc theo qui mô trang trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Mùa hè cũng là thời điểm hàng trăm hộ dân nghèo ở khu vực đường Phạm Văn Đồng (lối vào Bãi Tiên và Hòn Một, TP. Nha Trang - Khánh Hòa) tất bật vào mùa khai thác rong biển.
Xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi.
Bao năm qua, người dân xã Vân Trục, Lập Thạch (Vĩnh Phúc) tần tảo một nắng hai sương mà cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám dai dẳng. Trên mảnh đất trung du cằn khô sỏi đá này, người dân đã chuyển đổi nhiều loại cây trồng nhưng kết quả đều thất bại. Và gần đây cây thanh long lõi đỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu cho người dân...
Nhờ có sáng kiến sản xuất theo mô hình 1 + 2 (nuôi tôm kết hợp nuôi cua và sò huyết), 300 hộ dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đây là cách làm đã được nông dân ấp Má Tám, xã Việt Thắng thử nghiệm thành công và đang nhân rộng.
Trải qua nhiều khó khăn và cả thất bại, song sự kiên trì và lòng quyết tâm đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh Trần Văn Quý ở thôn Uy Nam, xã Yên Khang, huyện ý Yên, Nam Định từ mô hình chăn nuôi đặc sản là lợn rừng và ếch.