Gần đây, nhiều diện tích mía trên địa bàn các xã Bình Tân, Bình Tường (Tây Sơn), Canh Vinh (Vân Canh), tỉnh Bình Định… bỗng nhiên bị héo đọt, chết dần, làm cho nông dân rất lo lắng. Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) và bà con nông dân tăng cường các biện pháp phòng trừ.
Vụ mùa năm nay, huyện Lương Tài gieo cấy 4.750 ha lúa, với các giống chủ lực như Khang Dân 18, Q5, Bắc Thơm, Nếp, Lai các loại. Để góp phần đạt chỉ tiêu năng suất bình quân hơn 55 tạ/ha, từ đầu vụ đến nay, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp giúp nông dân phòng trừ hiệu quả các đối tượng sâu bệnh.
Xưa kia, vùng đất khoa bảng Bình Giang (với "làng tiến sĩ "Mộ Trạch) thường gắn với cái khó, cái nghèo. Ngày nay Bình Giang nổi lên với nhiều sản phẩm, hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, làng nghề mới có uy tín trong cả nước và một số đã hưởng tới xuất khẩu. Với sự nỗ lực của mình Bình Giang đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn hơn.
Phải mua nguyên vật liệu qua tay, không có máy móc hỗ trợ nên năng suất lao động rất thấp - đó là cái vòng túng quẫn của nhiều hộ nghèo làm chiếu cói của xã Yên Lộc (Kim Sơn, Ninh Bình). Dự án "Hỗ trợ ND phát triển nghề chiếu cói" của T.Ư Hội ND đã giúp các hộ này mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.
Từ lâu, thu nhập 3-5 triệu đồng/hộ/tháng không còn quá khó khăn với ND làng Gia (xã Yên Định, Yên Lạc, Vĩnh Phúc). Nghề làm chăn bông, gối đệm còn giúp nhiều hộ ở đây thu nhập bạc tỷ.
Mô hình trồng cam, quít xen cây ổi theo hình thức "lấy ngắn nuôi dài" ở Tiền Giang hiện nay rất có hiệu quả, cần được nhân rộng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức hội nghị giao ban khối tư tưởng – văn hóa nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian qua, đồng thời triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV/2006.
Xã Xuân Mai, huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn là một xã vùng II còn rất nhiều khó khăn và từ lâu người dân ở đây vốn có thói quen sản xuất tự cấp tự túc. Tuy có điều kiện sản xuất rau xanh nhưng người dân ở đây chưa có ý thức sản xuất hàng hoá vì vậy Xuân Mai vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Phòng Nông nghiệp huyện Văn Quan đã phối hợp với xã thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn tại xã, để thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất hàng hoá và tạo mô hình canh tác mới để nhân dân học tập.
Chuyện ông Tân (người dân tộc Thái) ở bản Thái Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông - Nghệ An) vụ mùa trước đã đào bớt đất cho ruộng sâu hơn để vừa cấy lúa vừa thả cá theo người Kinh lan cả vùng Mường Quạ.
Ở xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) nhiều hộ nông dân bằng vốn tự có hoặc vay ngân hàng đã mạnh dạn chăn nuôi lợn theo quy mô lớn, hình thức bán công nghiệp. Hiện nay, tổng đàn lợn của xã có gần 6.800 con. Từ chăn nuôi, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 4,3 triệu đồng/năm (năm 2005), tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 20% (theo tiêu chí mới).