00:00 Số lượt truy cập: 2638520
Nông dân sản xuất giỏi

Tỷ phú nông dân nuôi vịt đẻ, ấp trứng vịt lộn

Về xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nếu được hỏi thì không ai là không biết đến Nguyễn Văn Mùi, một “đại gia ấp trứng vịt lộn” cho thu lãi hàng tỷ đồng/năm. Ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”.


Làm giàu từ nuôi cá cảnh

Thành phố HCM hiện có khoảng 300 hộ làm nghề nuôi, sản xuất cá cảnh, tập trung nhiều ở các quận 8, 12, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ Chi và rải rác ở quận 9, Thủ Đức. Thế nhưng nói đến ông Nguyễn Tấn Phong ở A3/69, ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh thì các hộ không ai là không biết.


Làm giàu từ cây dược liệu

Anh nông dân Vàng Văn Sưởng, sinh năm 1985, người dân tộc Giáy (hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Mường Kim, thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là một trong những tiên phong khởi nghiệp làm giàu từ việc sản xuất tinh dầu dược liệu và đưa lá thuốc tắm của bà con người dân tộc thiểu số ra thị trường.


Nữ tỷ phú nông dân người dân tộc Tày

Người nữ tỷ phú nông dân đó là chị Nông Thị Dung, tổ 4 phường Ngọc Xuân, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Từ hộ đói nghèo, sau 12 năm vất vả mưu sinh với 2 bàn tay trắng và ý chí kiên cường, đến nay chị đã tạo dựng cơ ngơi trang trại tổng hợp trị giá trên 2 chục tỷ đồng.


Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi lợn đen

Anh nông dân Lý Văn Chung (sinh năm 1990) ở xã Thạch Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) nhờ mô hình nuôi lợn đen mà giờ đây kinh tế gia đình đã khá giả, không chỉ vậy gia đình anh còn là địa chỉ hỗ trợ bà con về con giống, kỹ thuật...


Thương hiệu Sầu riêng múi cấp đông đóng hộp của hợp tác xã Minh Hoàng Khôi

Đến thăm trang trại và xưởng sản xuất chế biến đóng gói sầu riêng của anh Phan Văn Dược ở thôn Phước Trung, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Nhìn cơ ngơi khang trang, tấp nập người làm ai cũng không hình dung được những ngày đầu khởi nghiệp của anh. Cách đây hơn 20 năm, anh từ tỉnh Thái Bình lặn lội vào vùng đất Lâm Đồng với mong muốn lập nghiệp, thấy vùng đất Đạ Huoai là nơi có nước nhiều nên anh đã chọn vùng đất này để bắt đầu xây dựng cơ nghiệp.


Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương

Về với làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi như lạc giữa cánh đồng ngập tràn hoa và cây cảnh, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Hiện có đến 80% số hộ dân trong xã Phù Đổng theo nghề trồng hoaa, cây cảnh với thu nhập ổn định. Đặt chân đến làng, hỏi thăm ông Nguyễn Bá Ngơi thì cả làng từ già trẻ, gái trai đều rõ. Họ gọi ông với cái tên thân mật “bác Ngơi” bởi lẽ ông tiên phong mang nghề về cho Phù Đổng, giúp cho hàng nghìn hộ dân của xã Phù Đổng thoát nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp; được nhân dân trong xã tôn vinh là hộ sản xuất có mô hình kinh doanh giỏi, góp phần xây dựng xã Phù Đổng vững mạnh, đoàn kết.


Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi heo

Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2010, chỉ với 2 sào đất nông nghiệp, sau nhiều năm đam mê, gắn bó, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất; đến nay, anh đã có 3 trang trại chăn nuôi lợn, gà khép kín với quy mô 60.000 con gà thả vườn, 120 lợn nái và 1500 lợn thịt. Đó là nông dân Ngô Việt Tiến ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.


<< < 5 6 7 8 9 > >>